Tôi có một vấn đề thắc mắc muốn nhờ sự giúp đỡ của các luật sư là: Ông, bà nội tôi có ba người con: (Sơn, Hùng, Phụng). Lúc còn sống ông, bà tôi có một căn nhà, trong đó chia ra ba phòng hai phòng cho hai chú tôi và một phòng cho ba tôi. Sau đó ba tôi kết hôn với mẹ và về sống chung trong căn phòng mà ông, bà nội đã cho ba tôi. Sau khi cưới được 15 năm ba, mẹ tôi có 3 người con ( tôi và hai chị ) sau đó ba qua đời. Bốn mẹ con vẫn sống ở nhà nội tính đến nay cũng được 20 năm. Đến năm 2006 chị đầu của tôi lấy chồng, năm 2007 chị giữa cũng đi lấy chồng chỉ có hai mẹ con ờ đó. Đến năm 2010 tôi phải xuống thành phố học, giờ chỉ còn mẹ tôi ở nhà nội nhưng phải chịu rất nhiều bất công. Mỗi lần nhậu say về là chú ba chửi và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà không cho ở trong nhà nội nữa. Ông, bà nội mất không để lại di chúc, ba tôi là con đầu nhưng đã mất rồi nên hiện nay giấy tờ nhà thì đứng tên người con thứ hai của ông bà nội (là chú hùng). Vậy Luật sư cho tôi hỏi chú thứ ba (là chú phụng) có quyền đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà không và quyền lợi mà mẹ con tôi được nhận là gì? Bây giờ tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi đó. Xin LS cho tôi một lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Theo thông tin của chị, người chú thứ hai (Hùng) là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là người chủ hợp pháp mảnh đất và căn nhà đó. Do đó, người chú thứ ba (Phụng) không có quyền đuổi mẹ chị ra khỏi nhà.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mẹ chị nên tìm lại những giấy tờ gì có liên quan đến việc phân chia tài sản từ ông nội cho ba chị, cũng như lý do vì sao người chú thứ hai lại có quyền đứng tên chủ sở hữu thửa đất và căn nhà đó.