Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn do bị cướp
Theo Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới (gọi tắt là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. ..
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ; Khoản 3 điều 623 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trong trường hợp của tai nạn do chị bạn gây ra không phải hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại cũng như không phải trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chiếc ô tô gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng người khác dù có lỗi hay không.
về mặt lý thuyết thì người thứ 3 là tên cướp giật kia cũng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường chp nạn nhân.
Nhưng thực tế, thì không bắt được những tên cướp này và chị bạn cũng phải chứng minh là nguyên nhân dẫn đến việc gây tai nạn là do một phần lỗi của những kẻ
này. Nên hầu như các trường hợp này, người trực tiếp gây tai nạn phải bồi thường hoàn toàn cho nạn nhân.
Thư Viện Pháp Luật