Gia đình em có nên làm đơn kháng cáo để e em có cơ hội được nhận án treo?

Em trai em sinh năm 1994, bị kết án là buôn bán trẻ em nhưng ở mức không nguy hiểm chỉ là vô tình vì đã nhận số tiền là 1 triệu đồng để trả tiền tàu xe đi lại khi đưa cô bé xuống nơi mà người bạn nhờ kiếm giúp người làm thuê. Công việc người bạn đó mô tả là làm lễ tân nhà nghỉ, nhưng khi em trai em trở về thì bà chủ nhà nghỉ đã dụ dỗ cô bé bán dâm, cô bé đã đồng ý và sau vài lần cô bé đã bỏ trốn về quê và đã viết đơn kiện en trai em vì tội buôn bán trẻ em. (việc cô bé bị ép bán dâm e trai e không hề hay biết), (thật chẳng may đã gặp phải người con gái không phải trẻ con theo cái từ mà pháp luật vẫn gọi. Như các chú công an đã điều tra thì em nay có nhân thân là bố nghiện chết, mẹ đi tù, và việc làm ở nhà nghỉ như thế này không phải là lần đầu tiên) Em trai e sau phiên tòa sơ thẩm đã bị kết án 2 năm tù giam giữ, nhưng do khi phạm tội chưa đủ 17 tuổi và lần đầu phạm tội, thân nhân tốt, còn đang học cấp 3, trước phiên tòa sơ thẩm đã thành thật khai báo và đã nhận lỗi khi biết mình sai và mong được có thể trở về với gia đình và xã hôi, để được tiếp tục học tập cố gắng trở thành người có ích cho xã hội. Luật sư đã được pháp luật chỉ định bào chữa cho e trai em được hưởng án treo do có những tình tiết giảm nhẹ như trên nhưng viện kiểm sát nói không thay đổi quyết định do không có đủ 2 yếu tố để giảm nhẹ mức án", chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ nên không đủ yêu cầu để được hưởng án treo hơn nữa đây là loại tội phạm nguy hiểm cần phải cách ly với cộng đồng" .  Luật sư bào chữa cho e trai e có khuyên gia đình e la mức độ vi phạm của e trai e hoàn toàn có thể xin chịu mức án là 1,5 đến 2 năm nhưng là mức án treo. Vậy e mún xin ý kiến các bác luật sư là gia đình e có nên kháng cáo hay không? Và nếu kháng cáo liệu sẽ được giảm án? Nếu luật sư nào có nhã ý muốn giúp e trai e hãy nhanh chóng phản hồi giúp e! (phiên tòa sơ thẩm ngày 13/2/2012 thời gian kháng án là 15 ngày kể từ ngày sơ thẩm) nếu kháng án thành công gia đình e xin cảm ơn và hậu tạ!
       Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

"a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
          Theo quy định tại Điều 46, Bộ Luật Hình sự năm 1999, những tình tiết sau đây được gọi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án."

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào