Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Vợ chồng ông A, bà B có ký hơp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với một ngân hàng thương mại để bảo đảm cho bà C vay vốn vào năm 2010. Trong hợp đồng tín dụng ký giữa bà C và ngân hàng thương mại ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay là để mua nguyên vật liệu thi công một công trình xây dựng cụ thể. Nay bà C không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng đã khởi kiện vụ việc ra tòa án. Thông qua hồ sơ vụ việc tại Tòa án, vợ chồng ông A và bà B chứng minh được việc bà C sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích theo điều khoản trong Hợp đồng tín dụng, lỗi của bên ngân hàng trong việc giám sát giải ngân vốn vay không đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định hồ sơ vay vốn. Vậy trong trường hợp này có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu được không, căn cứ vào những quy đinh nào của pháp luật. Vậy xin nhờ luật sư tư vấn giùm . Trân trọng cảm ơnI

 Trường hợp này nếu việc ký hợp đồng thế chấp tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp và nội dung hợp đồng thế chấp không vi phạm điều cấm của pháp luật.... thì không có căn cứ yêu cầu hợp đồng đó vô hiệu.

Để biết hợp đồng đó có căn cứ tuyên vô hiệu hay không bạn có thể tham khảo thêm các điều luật dưới đây.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Điều 123. Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Đó là các điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2005 về Giao dịch dân sự  bị vô hiệu.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thế chấp quyền sử dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào