Những điều kiện để giành lại quyền nuôi con

Xin chào luật sư, Xin vui lòng hướng dẫn giúp tôi tình huống sau đây: Chúng tôi kết hôn từ tháng 11-2005, đến tháng 10-2006 tôi sinh cháu trai đầu lòng, trong suốt quá trình mang thai tôi chịu rất nhiều cực khổ nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ phải ly hôn, cuộc sống không đến nỗi quá khó khăn nhưng chồng tôi rất vũ phu ngay cả khi tôi còn mang thai, tôi cũng đi làm và phải đi xin việc khi mang thai tháng thứ 5 nhưng gia đình chồng tôi và chồng tôi thì luôn sợ tôi lười biếng. Cuộc sống không êm đềm kéo dài cho đến khi tôi đi làm ở một cty có mức thu nhập tương đối nhưng hay phải về muộn, khoảng 6-7 giờ tối, và do lúc đó tôi đang bị triệu chứng của bệnh cường giáp nên rất mệt mỏi, không đáp ứng được nhu cầu cao về việc sinh hoạt vợ chồng nên chồng tôi ghen tuông, thường xuyên xúc phạm cha mẹ tôi, đánh đập tôi, việc này hàng xóm của chúng tôi chứng kiến và có thể làm chứng cho tôi, sau khi đánh tôi một lần rất đau vào cuối tháng 3-2011, tôi có đưa con về quê ngoại thì gia đình anh ta có lên xin lỗi bố mẹ tôi và hứa dạy dỗ con họ - chồng tôi, sau đó tôi trợ lại Dĩ An, Bình Dương thì tôi bị mất việc do nghĩ nhiều trong quá thời gian cty có việc gấp, tôi đành chấp nhận và đi tìm việc mới. nhưng trong thời gian tôi tìm việc anh ta không hề động viên tôi mà còn suốt ngày chửi rủa tôi lười biếng, chứng nào tật ấy, thói vũ phu cồn đồ của anh ta không thay đổi. tôi làm đơn ly hôn gửi lên tòa án Huyện Dĩ An thì tòa có gọi hòa giải nhưng tôi không muốn con mình lớn lên trong hoàn cảnh bố đánh chửi mẹ, đêm đêm lại giất mình sợ hãi khóc thét lên, nên tôi quyết đinh ly hôn mà không chịu hòa giải. Khi tòa gọi lên xét xử thì lúc đó tôi mới đi làm được gần một tháng, tôi lại không có nhà, tôi cũng chưa ly thân, tất cả tài sản có giá trị trong thời gian chung sống, anh ta đếu khéo léo đứng tên em gái anh ta hoặc người nhà anh ta hết rồi, nên tôi chẳng có gì, hơn nữa anh ta còn xin tổ trưởng khu phố nói khéo cho anh ta và khi ra tòa anh ta giả tạo thành một con người tử tế hết mực, tôi thì chủ quan nghĩ rằng tôi có bằng cấp và có thể nuôi dạy con tốt hơn nên tôi thật sự hụt hẫng và sốc khi tòa quyết định giao quyền nuôi con cho anh ta, tôi bước chân ra đi không một thứ gì có giá trị trên người, con tôi thì khóc lóc chạy theo kêu gào nên: "mẹ ơi, cho con đi với, con không ở đây với bố đâu, con sợ bố lắm.". Câu nói đó cứ ám ảnh tôi hằng đêm, Tôi xin luật sư cho tôi hỏi những suy nghĩ của tôi sau đây có đúng khôn và có được không? 1. bây giờ tôi thuê nhà ổ định chỗ ở, thu nhập trung bình của tôi ổn định từ 6-8 triệu. tôi có hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cty hiện tại, từ tháng 6 -2011(tháng có qđ ly hôn) đến giờ tôi nhận lương bằng tiền mặt. Tôi có thể trình phiếu lương hàng tháng có đấu giáp lai của cty lên tòa để làm bằng chứng không? 2. tôi có đơn xác nhận của bà con hàng xóm và tổ trưởng là anh ta có những hành động lỗ mãng, thái độ vũ phu, lời nói không có văn hòa: chửi thề trong nhà khi có trẻ nhỏ. sở dĩ anh tổ trưởng xác nhận cho tôi là vì hôm trước anh ta không nghĩ rằng chúng tôi ly hôn nên anh tổ trưởng mới nói tốt cho chồng cũ của tôi. 3. Anh ta đi công tác xa liên tục và hiện tại anh ta đã đưa con trai tôi về quê ở Hà Nam (làng xóm chứ không phải thị trấn, hay thành phố). 4. Con trai tôi đã tròn 5 tuổi, vậy ý kiến của cháu là muốn ở với mẹ có được xem là một một yếu tố để bổ sung vào việc tôi giành quyền nuôi con không? 5. Anh ta thu nhập trung bình cũng như tôi. Như vậy giờ tôi có thể khởi kiện đòi lại quyền nuôi con được không? và khả năng tôi giành được quyền nuôi con là khoảng bao nhiêu. Tôi còn phải liên hệ với những cơ quan đòan thể nào nữa để được hỗ trợ tốt trong việc khởi kiện giành lại quyền nuôi con. Tôi tha thiết và cầu mong các luật sư, các anh/ chị, các đoàn thể giúp tôi việc giành lại quyền nuôi con. Tôi chân thành và vô cùng biết ơn.

Trường hợp của chị tôi nghĩ chị có toàn quyền xin ly hôn khi tình trạng hôn nhân không hạnh phúc chị thường xuyên bị chồng đánh đập, gia đình chị cũng bị ảnh hưởng. Chị có thể mời tổ dân phố, Hội liên hiệp phụ nữ quận huyện để can thiệp giúp đỡ theo Luật Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em và luật hôn nhân gia đình.
Chị cần những người làm chứng về việc hành hạ của chồng bằng lời lẽ xúc phạm về hành vi đánh đập.

Tuy nhiên Tòa đã xử ly hôn giao con cho chồng chị nuôi nên rất khó cho chị vì bản án (hoặc thỏa thuận) đã có hiệu lực. nếu chị có bằng chứng chồng chị không có khả năng nuôi và chăm sóc con chị, chị có quyền yêu cầu Tòa thay đổi quyền nuôi con bằng một vụ kiện mới, trong đó chị cần chứng minh chị có thu nhập ổn định có đầy đủ khả năng chăm sóc bé đến tuổi trưởng thành và tình nguyện nuôi con, tòa xem xét và có thể tham khảo ý kiến của trẻ nếu trẻ dưới 9 tuổi.

 Nếu tòa chấp thuận chị nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ đến tuổi trưởng thành.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào