Trộm cắp tài sản nhưng đã trả lại bị phạt như thế nào?

Xin hỏi luật sư. Em có 1 người bạn hiện đang là sinh viên. Do nghiện game bạn em đã ăn cắp đồ bán lấy tiền sử dụng. Em xin trình bày sự việc: Nhân cơ hội bạn cùng nhà trọ đi vắng bạn em đột nhập vào phòng và lấy cắp laptop trị giá 11 triệu đồng. Sau đó bạn đem laptop về phòng cất giấu. Sau khi công an đến thì bạn bị bắt. Hiện tại bạn em đang được tại ngoại và đợi ngày xét xử. Theo luật sư bạn em sẽ bị xử như thế nào? Em xin cung cấp 1 số tình tiết : + Bạn em trả lại laptop cho chủ sở hữu. + Chưa có tiền án tiền sự. + Chủ sở hữu không kiện. + Có sự hối cải và hợp tác với CQDT.

​  1. Điều 138 BLHS quy định Tội trộm cắp tài sản như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    2. Theo thông tin mà bạn nêu ra thì hành vi trộm cắp tài sản trên thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS và có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, h và p khoản 1, Điều 46 BLHS. Nếu không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 BLHS thì bạn đó có thể bị xử ở mức thấp nhất của khung hình phạt và có thể được hưởng án treo.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào