Đối tượng bị tính lãi phạt chậm đóng
1. Đối tượng bị tính lãi phạt chậm đóng:
a. Đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
- Số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị để thanh toán các chế độ ngắn hạn.
- Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán các chế độ ngắn hạn, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu quý sau nhưng chưa đóng.
b. Trườnghợp đơn vị không chuyển số tiền phải đóng trong kỳ và tiền lãi chậm đóng kỳ thì đơn vị phải chuyển cả số tiền lãi của lãi chậm đóng.
Ví dụ 1:(đơn vị bị tính lãi chậm đóng)
- Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 5/2012 của đơn vị A còn nợ số tiền như sau: BHXH: 5.000.000 đồng.
- Phát sinh tháng 6/2012:
+ Quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20.000.000 đồng.
+ Trong đó số tiền 2% được giữ lại: 400.000 đồng (20.000.000 x 2%)
+ Số tiền phải nộp tháng 6/2012 là 5.700.000 đồng (20.000.000 x 30.5% - 400.000).
- Trong tháng 6/2012 không có chứng từ nộp tiền của đơn vị. Giả sử lãi suất là 1.183%/tháng. Ngày 01/7/2012 tính lãi chậm đóng để đưa vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng 07/2012 như sau:
+ Pcdi = (5.000.000 + 5.700.000) – 5.700.000 = 5.000.000 đồng
+ Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k = (5.000.000 + 0) x 1,183% = 59.150 đồng.
Ví dụ 2: (đơn vị không bị tính lãi chậm đóng)
- Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 5/2012 của đơn vị A còn nợ số tiền BHXH là 5.000.000đồng.
- Phát sinh tháng 6/2012:
+ Quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20.000.000 đồng.
+ Trong đó số tiền 2% được giữ lại: 400.000 đồng (20.000.000 x 2%)
+ Số tiền phải nộp tháng 6/2012 là 5.700.000 đồng (20.000.000 x 30.5% - 400.000).
- Trong tháng 6/2012 đơn vị nộp số tiền: 5.000.000 đồng.
+ Pcdi = (5.000.000 + 5.700.000 – 5.000.000) – 5.700.000 = 0 đồng
Do Pcdi= 0 nênđơn vị trong tháng 7/2012 đơn vị không bị tính lãi chậm đóng.
Thư Viện Pháp Luật