Nguyên tắc đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động

Trước đây tôi có ký hợp đồng lao động với đơn vị A thời gian 1 năm, trong thời gian này, bản thân tôi chỉ phải trừ lương đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định, phần còn lại do đơn vị A đóng. Từ đầu năm 2015, do đơn vị không có nhu cầu hợp đồng lao động nữa, nhưng bản thân tôi tự nguyện có đơn xin được tiếp tục hợp đồng lao động tại đơn vị A với điều kiện không cần hưởng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Tôi xin hỏi: Nếu tôi vẫn muốn tiếp tục đóng BHXH để quá trình tham gia BHXH của tôi không bị gián đoạn thì tôi phải đóng tỷ lệ là bao nhiêu?Mức tiền lương tính đóng BHXH như thế nào?(Hiện tại đơn vị A chưa báo giảm đóng BHXH trường hợp của tôi)? hình thức đóng ra sao?

Theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động được căn cứ vào tiền lương của người lao động. Như vậy, nếu người lao động đã được thanh lý hợp đồng thì không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn đã ngừng đóng BHXH theo diện bắt buộc tại nơi làm việc từ năm 2015. Như bạn nêu trên, thì bạn được tham gia tiếp theo BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thời gian đóng từ sau thời điểm bạn không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức đóng bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào