Làm thế nào đòi lại chủ quyền nhà

Bà tôi mất năm 2003 có để lại tờ di chúc phân chia tài sản, tò di chúc được lập tại UBND phường. Nội dung tờ di chúc là chia 50% giá tri tài sản căn nhà cho 5 người con, 50% giá trị tài sản còn lại chia cho tôi để tôi mua 1 căn nhà. Khi tôi sử dụng 50% giá tri tài sản đó mua được 1 căn nhà thì tôi cho cô của tôi đứng tên, năm 2012 tôi muốn bán căn nhà trên để giải quyết nợ thì cô tôi nói tôi không có quyền gì hết trong căn nhà đó và tài sản căn nhà đó là của cô tôi. Xin cho tôi hỏi làm thế nào để đòi lại lại chủ quyền nhà và được cơ quan pháp luật công nhận đó là tài sản hợp pháp của tôi.

1/ Trường hợp của bạn, nếu bạn có đầy đủ các chứng cứ để chứng minh căn nhà đó là của bạn đã bỏ tiền ra mua và để cho cô của bạn đứng tên giùm thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu cô của bạn trả lại căn nhà trên cho bạn.

2/  thẩm quyền có thể giải quyết trường hợp của bạn là tòa án nhân dân Quận, Huyện nơi bi đơn đang cư trú hoặc nơi căn nhà đang tọa lạc.

Bạn có thể tham khảo các qui định dưới đây:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

6. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào