Có bị truy cứu khi tiêu thụ tài sản phạm tội?
Trường hợp nếu một người biết tài sản do phạm tội mà có mà vẫn cố tình tiêu thụ thì có thể bị truy cứa TNHS. Trường hợp bạn trình bày do mua bán chiếc xe từ em họ bạn, mặc dù xe có đầy đủ giấy tờ nhưng không phải chính chủ đáng lẽ bạn nên làm hợp đồng mua bán và có cam kết của em họ bạn về nguồn gốc xe không phải trộm cắp, tài sản bất hợp pháp. Trường hợp bạn không biết tài sản đó là do trộm cắp thì không phải chịu TNHS.
Theo quy định tại Điều 250 BLHS. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Thư Viện Pháp Luật