Tội đánh bạc toà thường xử thế nào?

Chào bạn ! Mới đây mình bị cơ quan công an khởi tố về tội danh đánh bạc theo khoản 1 điều 248 BLHS. Tổng số tiền sử dụng là 2.700.000đ. Mình vi phạm lần đầu và có thân nhân gia đình tốt. Mình đã giao nộp lại số tiền trên cho cơ quan công an. Vậy mình muốn hỏi là thường thì toà án sẽ xử trường hợp của mình thế nào? Số tiền nộp phạt thường là bao nhiêu? Án phạt cải tạo không giam giữ là sao và liệu mình có bị phạt tù không? Mình đang rất hoang mang vì gia đình mình cũng khó khăn và vợ còn đang có bầu. Cám ơn!

 Việc quyết định khung hình phạt đối với bạn sẽ phụ thuộc vào sự ăn năn hối cải và thái độ thành khẩn khai báo hay về nhân thân hoàn cảnh gia đình của bạn và việc quyết định mức án sẽ do HĐXX quyết định. Do vậy, việc trả lời mức án dành cho bạn là bao nhiêu sẽ không có ai có thể và có quyền trả lời cho bạn. Vấn đề bạn cần biết bây giờ là cố gắng để được hưởng các tình tiết dưới đây càng nhiều thì mức án dành cho bạn sẽ càng giảm.

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

* Về hình phạt cải tạo không giam giữ được hiểu như sau:

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt,  Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội đánh bạc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào