Người mượn nợ không đứng tên chủ sở hữu tài sản nào.

Tôi rất mong được sự tư vấn của luật sư về vụ việc như sau: Cách đây hai năm tôi có cho một người quen(tên T) mượn môt số tiền là 40.000.000 đồng,và T không trả tiền đúng thời hạn như đã hứa với tôi,nên tôi đã thưa T ra tòa,mặt dù tôi thắng kiện nhưng vẫn không được T trả lại số tiền trên,trước đó T đã sang tên chuyển quyền sở hữu tài sản của T lại hết cho người thân của T. Vậy tôi có thể lấy lại được số tiền trên không? Nếu có thì tôi phải làm như thế nảo, thủ tục ra sao?

           Bạn cần gửi đơn tới cơ quan thi hành án để được thi hành án theo pháp luật. Nếu người phải thi hành án có tài sản hoặc sau này có tài sản thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành bản án đó để trả tiền cho bạn. Bạn tham khảo quy định sau đây của luật thi hành án:

"Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

 

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào