Tranh chấp đất đai sau khi ông mất

Xin luật sư giúp tôi: Ông bà nội tôi có 6 người con, 3 nam và 3 nữ. Tôi la cháu đích tôn. trong khi ông nội tôi đi viện mới về, do tình hình sưc khỏe không còn tốt nữa nên mới họp đại gia đình lai. để làm di chúc. 3 người con gái đi lấy chồng ông không  nói gi.riêng con trai thi ông nói như sau;  Đứa đầu và đứa giữa khi ở riêng ông đã cho đất làm nhà. Miếng đất còn lai mà ông bà đang ở thì cho cháu đích tôn ngôi nhà ông bà đang ở và đất. Phần đất còn lại cho chú út. Nhưng chú út ko chịu mà đòi lấy hết toàn bộ. Nếu ông không cho thì sẽ không nuôi bà nội, vì trông họ hàng không ai giàu bằng chú út. còn cho thì chú út nuôi bà nội đến chết và việc họ hàng, làng xóm, mô mã chú út lo hết. do vậy ông nôi tôi đã đồng ý . vậy xin cho tôi được hỏi: Bây giờ ông nội đã mất  lâu rồi, chú út dưa bà nội về nuôi nhưng bữa có bữa không.  Như vây tôi muốn phân chia tài sản đất  đai thì phải làm như thế nào? Có được không?

Theo quy định của pháp luật thì: việc ông nội bạn nói như zậy không phải là Di chúc miệng. 

 Điều 651. Di chúc miệng

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

[Anchor] Điều 652. Di chúc hợp pháp

 

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. 

Như vậy/ xem như ông nội bạn chết mà không để lại di chúc.

Việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình không tự phân chia được di sản thì có thể khởi kiện tại Tòa án.

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào