Ông Đào Văn Thỉn và vợ là bà Hoàng Thị Mai ở thôn Lại Xuân, xã A, huyện B hiên đang ở trên diên tích đất 357m2 là mảnh đất do cha mẹ đẻ ông Thỉn chết đi để lại. Trên nền diện tích này có ngôi nhà cấp bốn 40 m2 do cha mẹ ông Thỉn khi sinh sống xây dựng nên cách đây 60 năm. Ngày 21/3/2013 ông Đào Văn Gội là anh ruội ông Thỉn có chèo nên đập phá phần mái ngói của ngôi nhà trên để xây dựng nơi thờ cho bố mẹ mà không được ông Thỉn và gia đình đồng ý. Ông Gội cho rằng ngôi nhà và diện tích đất ở của vợ chồng ông Thỉn, bà Mai là diện tích đất ở mà khi chết đi bố mẹ ông không để lại quyền sử dụng đất cho ai. Diện tích đất này đang là diện tích đất mà ông Thỉn, ông Gội và số anh em ruột thịt đang tranh chấp. Bố mẹ ông Thỉn, ông Gội khi chết đi không để lại di chúc cho con nào được quyền thừa kế mảnh đất trên (ông Gội và số anh em còn lại có đất ở hợp pháp do chính họ tạo dựng nên). Năm 2002 UBND huyện B đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất trên cho gia đình ông Thỉn, ông Gội, số anh em còn lại không có bất cứ sự đồng ý nào đồng ý cho việc cho ông Thỉn được quyền sử dụng mảnh đất nêu trên, mới đây UBND xã A đã có quyết định tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên lý do trước đây làm hồ sơ xin chứng nhận quyền sử dụng đất sai do không được sự đồng ý của anh em ông Gội nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hợp pháp. Hỏi: Nếu tài sản bị hư hỏng trên 2 triệu đồng thì ông Gội có phạm tội hủy hoại tài sản hay không? Việc UBND huyệ B cấp giấy chứng nhận cho gia đình ông Đào văn Thỉn mà không được sự đồng ý của số anh em ông Thỉn thì có hợp pháp hay không? UBND xã A tịch thu giấy chúng nhận quyền sự dụng đất là có đúng trình tự thủ tục của pháp luật hay không?
Nếu có căn cứ pháp lý xác định nhà đất đó là tài sản hợp pháp của ông Thỉn và hành vi đập phá của ông Gội gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì ông Gội bị khởi tố về tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự.
Nếu tại thời điểm vụ việc xảy ra, chưa có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Thỉn thì ông Gội sẽ không bị xử lý hình sự. Nếu vụ việc còn thời hiêu khởi kiện tranh chấp về thừa kế hoặc đủ điều kiện khởi kiện tranh chấp về tài sản chung thì các ông nên đưa vụ việc tới Tòa án để giải quyết theo pháp luật.
Nếu nhà đất là di sản do cha mẹ để lại chưa chia và không có di chúc thì nhà đất đó sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ, trong đó anh, chị, em trong gia đình có quyền ngang nhau. Một người chỉ được sang tên nếu những thừa kế khác ký giấy đồng ý việc đó....