Thủ tục sang tên
Thủ tục mà gia đình đó cần làm là khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.
- Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế của người nhận di sản gồm:
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người (bản chính và bản sao);
+ Hộ khẩu (Bản chính và bản sao);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính và bản sao);
+ Hợp đồng ủy quyền (bản chính và bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính và bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
- Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế gồm:
+ Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
+ Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao); Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có); Giấy tờ hợp pháp khác chứng nhận quyền sở hữu di sản (nếu có)
+ Giấy phép xây dựng (nếu có)
+ Biên bản kiểm tra công trrình hoàn thành (nếu có)
+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)
+ Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thư Viện Pháp Luật