Xin chào cô, chú luật sư cháu tên là Nguyễn Thanh Nhiên hiện đang sống tại thành phố Tuy Hoà, sau đây cháu xin hỏi về quyền thừa hưởng di chúc do cha cháu để lại nội dung như sau: trong gia đình cháu từ ngày xưa đã có một miếng đất do ông bà từ đời cố cao để lại cho ông nội cháu, ông nội cháu có 6 người con 3 trai, 3 gái trong đó ba cháu là con trai cả nên sau khi mất ông nội có để lại cho ba cháu 1 miếng đất có di chúc đàng hoàng. Nhưng thời gian ba cháu còn sống chỉ vì nghỉ là làm sổ đỏ phức tạp nên ba cháu không làm cho đến khi ba mất có để lại di chúc cho cháu 1 lô đất hợp pháp theo như ông nội đã cho ba cháu thê'. Nhưng ông chú thứ 7 của cháu cùng các cô chú khác trong gia đình lại cùng nhau đi làm sổ đỏ gốc bao gồm cả lô đất mà ba đã cho cháu. Bây giờ sổ đỏ là do bà nội đứng tên nên ông chú 7 về bán 1 lô đất cạnh lô đất mà ba cháu để lại cho cháu tại vi đất hep. Nên chú đã bán thâm qua phần đất của cháu là 2m mà không có một sự thương lượng gì. Mà chú cũng không cho cháu mượn sổ đỏ gốc để cháu tách đất của ba cháu cho cháu ra nữa. Vậy cho cháu hỏi nếu như chú 7 của cháu không đưa ra sổ đỏ cho cháu thi cháu phai làm thế nào và 2 mét đất của cháu mà chú đã bán thì cháu có quyền đòi lại không và cháu có đươc quyền thừa hưởng đất ba cháu để lại không + cháu là con 1 + trước đây từ đời ông nội cháu trở lên thì đất để lại chỉ là truyền miệng chứ không có giấy tờ gì?
- Nếu ông bạn có di chúc hợp pháp định đoạt nhà đất đó cho cha bạn. Sau khi cha bạn xác lập quyền sử dụng đất từ di chúc hợp pháp đó và lập di chúc để lại cho bạn thì bạn mới được hưởng di sản.
- Nếu ông bạn không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì di sản đó thuộc về bà bạn và các con của bà bạn còn sống. Trường hợp cha bạn chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bạn thì bạn được thừa kế thế vị (được nhận phần di sản từ ông bạn, phần mà đáng lẽ cha bạn còn sống được hưởng) theo quy định tại Điều 677 BLDS.
- Nếu các cô, chú bạn không chia một phần chừa kế cho bạn thì bạn có thể khởi kiện để đòi quyền lợi của mình trong khối di sản chung đó. Nếu thời điểm khai nhận di sản thừa kế của ông bạn, bạn đã ký văn bản để nhường quyền thừa kế đó cho bà nội bạn đứng tên thì quyền quyết định thuộc về bà nội bạn. Nếu bà nội bạn đứng tên và không trả lại bạn phần thừa kế trên thì bạn cũng không đòi lại được nữa.