Thu BHXH đối với trường hợp lao động nghỉ không hưởng lương và chế độ thai sản
1. Về đóng BHXH đối với lao động nghỉ không hưởng lương: Căn cứ Điều 4 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có quy định đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Căn cứ Điều 6, Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Đối chiếu với các quy định trên thì trường hợp (bà) nghỉ không lương thì không có quan hệ về tiền công, tiền lương nên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
2. Về chế độ thai sản: Căn cứ Mục 2; thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc có quy định đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Mặt khác theo quy định tại điểm 2; Điều 31 của Luật BHXH có quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Do (bà) không nói rõ thời gian (bà) đã đóng BHXH được bao nhiêu tháng trước khi nghỉ sinh nên chúng tôi trả lời rõ nội dung (bà) có được hưởng chế độ thai sản hay không, nên cơ quan BHXH trả lời nội dung trên để (bà) được rõ./.
Thư Viện Pháp Luật