Mất xe máy khi gởi nhờ nhà bạn

A Luật sư! Giúp e với! Cần gấp ạ! Vào buổi tối 21h05' ngày 12/11/2011, bạn Đ mượn xe của a Q, vì đến trường không còn chỗ gửi nên e có gửi xe máy Airblade giúp bạn Đ vào nhà bạn N để đi xem hội trại. Khi đó có bạn đó ở nhà và bác nhà bên cạnh (2 nhà chung cổng). Sau đó hơn 1h ( tức 22h11') e quay trở về nhà bạn đó và thấy chiếc xe đã bị mất. Vậy bồi thường thiệt hại như thế nào là hợp lý ạ? E đã nói chuyện với người mất xe là a Q và thỏa thuận trong vòng 10 ngày( nhờ các chú công an) mà không thấy là phải bồi thường cho a Q chiếc xe như chiếc xe bị mất. Vậy xin các anh Luật sư giúp e có một phương án hợp lý nhất.
1. Về mặt lý thuyết:
       Trong vụ việc của ban nêu có hai quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ về việc mượn tài sản (giữa Đ với Q) và quan hệ gửi giữ tài sản giữa Đ và gia đình N (hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định tại Điều 559 BLDS).
       - Đối với quan hệ mượn tài sản thì Đ phải có nghĩa vụ trả lại tài sản cho Q (nếu Q chứng minh được là đã giao xe cho Đ mượn);
      - Đối với quan hệ gửi giữ tài sản: gia đình N phải bồi thường thiệt hại cho Đ theo quy định tại khoản 4, Điều 562 BLDS do đã làm mất tài sản của Đ.
2. Thủ tục:
       Nếu các bên không thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể khởi kiện một vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết, đồng thời có thể báo công an để tìm lại chiếc xe đã mất.
3. Về mặt thực tiễn:
        - Quan hệ mượn tài sản: Việc chứng minh Đ mượn xe của Q không khó, có thể Đ luôn thừa nhận điều này nên nếu ra pháp luật thì trước tiên Đ phải có trách nhiệm bồi thường cho Q.
        - Quan hệ gửi giữ: Việc gửi giữ giao dịch bằng lời nói (không có vé xe, không thu tiền...) nếu N không thừa nhận thì Đ sẽ khó mà chứng minh được việc mình đã gửi xe ở nhà N. N chỉ phải bồi thường cho Đ theo quy định tại khoản 4 Điều 562 BLDS nếu Đ chứng minh được là đã gửi xe ở nhà N.
       Xét về tình: Nếu N chỉ trông xe hộ, không có dịch vụ trông xe, không lấy phí thì khi mất xe cũng không nên bắt N phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mà N và Đ cùng liên đới bồi thường thì hợp lý hơn.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào