Mức xử phạt của người viết hóa đơn dùm người đi lừa gạt tiền.

Xin chào luật sư ! Mình có một người bạn làm thu ngân kế toán của một nhà hàng, có một người giao VLXD tên là Tài và thường xuyên lại lấy tiền. Ngày nào cũng lại nhà hàng lấy tiền và bạn của mình là người chi tiền, rồi một ngày , Tài có nhờ bạn của mình ghi dùm vào hóa đơn bán lẻ 1 số vật liệu trị giá 7,5triệu với lý do là chữ của Tài xấu ghi người ta đọc không được. Nên bạn của mình ghi dùm, do bạn mình nghĩ đơn giản là chủ của Tài không có nhà mà giờ xuất hàng mà chữ lại xấu người ta đọc không đươc nên nhờ ghi dùm. Bạn của mình ghi dùm nhưng không có ký tên mà tên Tài nhớ người khác ký tên dùm. Lúc đó cũng có sự chứng kiến của nhiều người ở nhà hàng. Rồi bạn của mình hết ca đi làm về, Tài có quay lại nhà hàng gửi cho cô ngồi quầy thu nhân ( Thay ca ) 50k kêu gửi cho bạn của mình mà không bít tiền gì. Rồi vụ việc phát hiện ngay ngày hôm sau, Tài khai là lúc nhờ ghi dùm không có nói lý do là lấy hóa đơn để lừa gạt người ta. Bên chủ của cửa hàng VLXD đã bồi thường số tiền mà Tài đã lừa gạt rồi nhưng bên bị lừa gạt vẫn thưa ra tòa do người ta nghi ngờ Tài đã lừa họ rất nhiều lần rồi, mà bên bị lừa số tiền cũng không kỹ lưỡng trong việc chi tiền, không có người nhận hàng mà vẫn chi tiền tạo cơ hội cho người khác chiếm đoạt tài sản.Vậy nhờ luật sư tư vấn dùm nếu ra tòa xử thì bạn của mình có bị phạt gì không? Và mức phạt như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.

​1/ Nếu hành vi của người bạn của bạn (gọi tắt là A) thực hiện mà không hề biết ý định của tên Tài cũng như tên Tài cũng không hề hứa hẹn nếu ghi xong sẽ trả tiền công cho ban A là bao nhiêu thì hành vi của bạn A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2/ Nếu hành vi của bạn A là có sự thỏa thuận hoặc biết được ý định của tên Tài mà vẫn giúp thì bạn A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng với tên Tài nhưng với vai trò đồng phạm là người giúp sức. 

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm hoặc tù chung thân.

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào