Nhận tiền đặt cọc nhưng lại không muốn bán nữa giải quyết như thế nào?

 Gia đình em có bán 1 căn nhà và đã làm hợp đồng nhận tiền đặt cọc của bên mua nhà và có hẹn ra tết sẽ nhận hết số tiền còn lại và sang tên giấy tờ. Nhưng giờ gia đình em không muốn bán nữa và chấp nhận bồi thường gắp đôi số tiền đặt cọc như đã ghi trong hợp đồng. Nếu lỡ như bên mua nhà không chấp nhận thì gia đình em có thể phá hủy hợp đồng mua bán không và lỡ bên mua nhà có kiện tụng gì thì gia đình có bị gì không và phải làm sao.

Điều 358 Bộ luật dân sự quy định, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Theo quy định này thì thỏa thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự, do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

-  Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

-  Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện (Điều 122 BLDS).

Và việc đặt cọc phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính)

Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, nếu nếu nội dung hợp đồng đặt cọc quy định tiền bồi thường, gia đình bạn đã thực hiện theo thỏa thuận thì bên mua nhà không có căn cứ để khởi kiện gia đình bạn.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào