Thừa kế tài sản

Thưa anh chị luật sư, tôi có một câu hỏi mong anh chị giúp đỡ. Ông bà tôi hiện đang sở hữu 1 mảnh đất, trước khi ông mất không có di chúc, nay ông mất đã được 8 năm. Bà hiện tại đang còn sống nên bà muốn làm sổ sách sao cho hợp lệ để chia đất đai cho các con. Bà tôi có 6 người con. Giờ 2 người đang sinh sống và công tác ở nước ngoài, gia đình tôi rất đoàn kết nên thống nhất quan điểm rõ ràng rất dễ. Vì chưa có ai định hướng hay tư vấn về thủ túc và các giải quyết vấn đề làm sao cho nhanh gọn mà không mất thời gian của 2 người con bên nước ngoài về.

Hiện tại đây là quan hệ về việc khai nhận di sản thừa kế theo đó tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 là người được quyền thừa kế. Về nguyên tắc những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Tức là 1/2 khối di sản này sẽ được chia đều cho 7 người gồm bà nội bạn cùng với toàn thể anh chị em ruột của bố bạn.

Sau khi thực hiện xong việc khai nhận di sản thừa kế thì mỗi người có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng nếu phần di sản này đáp ứng được yêu cầu về diện tích tối thiểu của thửa đất do địa phương bạn quy định.

Trường hợp phần di sản đó không đủ điều kiện để được tách thửa thì mọi người có thể thỏa thuận nhận phần di sản bằng tiền và để một người toàn quyền sử dụng và người này sẽ thanh toán giá trị di sản bằng tiền cho những người nhận tiền.

Hoặc cũng có thể tất cả mọi người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tính chất là tài sản chung của tất cả.

Đối với trường hợp có hai người đang ở nước ngoài thì những người này có thể về Việt Nam để ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc ủy quyền cho một người ở Việt Nam ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư cho trường hợp bạn nêu. Nếu có thể bạn liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn chi tiết, chính xác nhất với tình trạng hồ sơ vụ việc này.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào