Đối tượng tinh giản biên chế không?

Chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp: Năm 2000 tôi được ký hợp đồng không thời hạn vào làm việc tại trường THPT với mã ngạch nhân viên phục vụ_01.009, đến nay thuộc chỉ tiêu biên chế được giao của trường (trường đủ chỉ tiêu biên chế, không thừa). Trong quá trình làm việc tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi có thuộc đối tượng tinh giản biên chế không? 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/CP về chính sách tinh giản biên chế với 12 đối tượng, Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức (CBCC-VC) trong biên chế và CBCC cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) theo quy định của pháp luật (CBCC-VC), thuộc đối tượngtinh giản biên chế (TGBC) nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp dưới đây:

1- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự.

2- Dôi dư do cơ cấu lại CBCC-VC theo vị trí việc làm nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

3- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn.

4- Trường hợp có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác.

5- Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, CBCC được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

6- Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, viên chức có 1 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

7- Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét TGBC, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Luật BHXH.

Nghị định 108 cũng quy định 5 trường hợp TGBC khác, gồm:

Thứ nhất, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc do ĐVSN công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Thứ hai, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các ĐVSN công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do ĐVSN công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Thứ ba, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc (GĐ), phó tổng GĐ, GĐ, phó GĐ, kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc chuyển thành ĐVSN công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; GĐ, phó GĐ, kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại.

Thứ tư, những người là CBCC được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước nhưng không bố trí được vị trí công tác mới.

Thứ năm, những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào