Đóng phạt lãi trả chậm???

Gia đình tôi có mượn một số tiền của một người cho vay A. sau một thời gian, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã bị bên cho vay thưa ra tòa. Tòa sử chúng tôi phải trả cho bên A số tiến trên ngay trong vòng 1 tháng. Sau đó, bên A đã gặp riêng tôi và thương lượng cho phép chúng tôi trả chậm hằng tháng cho đến khi đủ. Sau 18 tháng  trả hết cho bên A( mỗi lần trả diều có kí giấy tờ làm chứng) thì bên A lại khởi kiện chúng tôi trả chậm và  tòa án lại bắt chúng tôi đóng phạt  lãi trả chậm. Xin hỏi luật sư:  1. Khi tòa bắt trả số tiền một lần một, thì có phải tòa án phải cho chúng tôi một khoảng thời gian (theo một số người cho biết thì tòa phải cho chúng tôi khoảng thời gian dài 2-3 năm không )?  2. Tại sao bên A đã chấp nhận cho chúng tôi trả chậm mà lại còn bị bắt đóng phạt  trả chậm? 3. Khi tòa bắt chúng tôi trả tiền , cho đến lúc bên A gặp tôi và chúng tôi đã trả xong thì trong thời gian đó tòa không hề cử  một người nào tới (chỉ diện thoại hỏi tôi đã trả xong cho bên A chưa) và không hề nhắc nhở chúng tôi trả chậm sẽ bị phạt  . vậy tòa sử bắt chúng tôi trả chậm có đúng không?  4. Chúng tôi đã không đồng ý đóng lãi trả chậm. Vì nếu bên A không đồng ý  cho chúng tôi trả chậm vậy tại sao bên A không khởi kiện bắt chúng tôi trả một lần một như quyết định của tòa án mà lại kéo dài cho dến tận 2 năm mới tố cáo chúng tôi đã trả chậm bắt đóng phạt. Ý kiến đó của chúng tôi có đúng không?  5. Xin hỏi có cách nào để tòa không bắt đóng phạt số tiền vô lý đó không?

Căn cứ vào bản án thì gia đình bạn phải thanh toán số tiền nợ chậm thanh toán cho ông A trong thời hạn 1 tháng. Vì thế nếu hết thời hạn đó mà gia đình bạn chưa thanh toán thì gia đình bạn sẽ phải chịu lãi phạt trả chậm đối với số tiền chưa thanh toán cho ông A theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên gia đình bạn và ông A đã thỏa thuận gia đình bạn thanh toán số tiền trong 18 tháng, vì thế khi hết thời hạn trên bạn vẫn không thanh toán hết số tiền nợ và lãi chậm trả, ông A có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án thi hành bản án. Việc thi hành bản án đã có hiệu lực phụ thuộc và tự nguyện thi hành án của bạn nếu bạn không chấp hành thì ông A có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết Thi hành bản án theo thẩm quyền. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào