Đất đai thừa kế
1. Đổi đất:
Bản chất của việc đổi đất là "đổi tài sản của hai chủ sở hữu". Khi đổi đất với chú bạn thì gia đình bạn mang đất của gia đình mình ra đổi còn chú bạn mang đất của ông bà ra rổi. Do vậy việc đổi đất đó là không hợp pháp, không hợp lý.
2. Chia đất:
Thửa đất của gia đình bạn đang sử dụng là đất của ông bà vì vậy nếu sang tên đất cho bố bạn thì bắt buộc phải có sự nhất trí của ông bà hoặc các thừa kế của ông bà (khi ông bà chết) thì mới thực hiện được thủ tục sang tên.
Theo quy định pháp luật thì nếu ông bà bạn không để lại di chúc thì sau khi ông bà bạn qua đời, nhà đất mà gia đình bạn đang ở thành tài sản chung của tất cả các thừa kế (các con của ông bà bạn).
Việc sử dụng, định đoạt nhà đất đó phải có sự thỏa thuận của các cô, chú bác bạn và bố bạn. Việc gia đình bạn có để lại đất làm nhà thờ hay không là do thỏa thuận trong gia đình.
3. Đòi đất:
Nếu chú bạn không đồng ý sang tên đất của ông bà cho bố bạn hoặc thủ tục sang tên không thể thực hiện được do không có sự đồng thuận của các anh, chị, em trong gia đình thì bố bạn có thể nhận một phần đất của ông bà bạn theo diện thừa kế và khởi kiện đòi nhà đất mà chú bạn đang sử dụng (nếu bố mẹ bạn có căn cứ để xác định nhà đất đó có nguồn gốc là của bố mẹ bạn).
Thư Viện Pháp Luật