Qui định về giấy chuyển viện

Tôi xin được hỏi làm thế nào để hưởng 80% trợ cấp BHYT chi phí điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến trên khi không được cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cấp giấy chuyển viện? Trường hợp của người thân của tôi như sau: Sau khi đến khám tại BV quận Bình Thạnh, BV phát hiện người thân tôi bị Viêm phổi nên yêu cầu nhập viện điều trị. qua điều trị đến ngày thứ 3, nhận thấy người bệnh có dấu hiệu bệnh nặng thêm, viêm phổi dẫn đến đến sốt cao liên tục buổi trưa hôm trước và từ 2giờ sáng đến 6giờ sáng, mặc dù buổi trưa đã truyền 2chai nước thuốc hạ sốt, và lúc 2giờ sáng uống thuốc hạ sốt vẫn không cắt được sốt. Bác sĩ cho toa, yêu cầu người nhà mua thêm thuốc kháng sinh mạnh ở ngoài vào để điều trị, trong bệnh viện quận không có loại thuốc này! Nhận thấy mức độ của bệnh có thể nguy hiểm nếu tiếp tục điều trị khi bệnh viện không có thuốc, gia đình xin được chuyển viện tuyến trên. Bệnh viện không đồng ý chuyển và yêu cầu người nhà ký giấy xin xuất viện, tự chịu trách nhiệm 100%. Tổng chi phí điều trị trong 3 ngày là 500,000đ. Quả thật, khi nhập bệnh viện nhân dân Gia định, sau khi làm lại các xét nghiệm, siêu âm, x-quang, bệnh viện đã lên phác đồ điều trị là dùng thuốc kháng sinh mạnh, mỗi ngày 1,200,000 tiền thuốc liên tục trong 5 ngày. Tất cả thuốc này bên bệnh viện quận không có. sau đó sẽ làm thêm các xét nghiệm mẫu đàm... để điều trị tiếp. Vấn đề là khi nhập viện trái tuyến, chỉ được hưởng 30% BHYT. Vấn đề này rất gây khó khăn cho gia đình vì mức thu nhập của công nhân viên trong nhiều năm nay chỉ đủ để chi tiêu hàng ngày, không có tích lũy.

Nếu vượt khả năng điều trị của bệnh viện sẽ được chuyển lên tuyến trên theo quy định, thì được hưởng 80% chi phí. Trong trường hợp bệnh viện không đồng ý thì phải đi khám, trị bệnh trái tuyến thì được hưởng 30%, đây là quy định của Bộ y tế trong trường hợp bệnh viện tuyến dưới có khả năng điều trị.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào