Thưa LS e bị người ta đâm người đó có bị truy cứu không

Ngày 16.7.16 em có đi sinh nhật bạn em. Em đi với anh 2 em thì ngồi nhậu 1 hồi thì có 1 lạ nhậu ở đâu rồi về vào nhậu cùng. Nhưng đó là anh họ thằng bạn tổ chức sinh nhật thì có ngồi nói chuyện thì trên bàn nhậu có lời qua tiếng lại với anh 2 em. Thằng anh họ nói 1 câu nếu nói chuyện với người khác nãy giờ là 2 cái ly vô đầu bạn rồi thì anh 2 em bức xúc cự qua cự lại thấy nó thì mọi người can ngăn. Tụi em ra về, khi em đang mang giày về thì có 1 người lạ chạy xe vô, đi thẳng vô nhà xong ùa ra dùng gậy sắt đánh anh 2 em nên vào can thì bị thằng anh họ hồi nảy dùng kéo đâm 9 nhát sau lưng. Anh 2 em bị 1 vết đâm gần lá lách nhưng thật sự tụi em không gây thương tích gì cho họ. Và công an đã vào bắt 1 người đã đâm em. Như vậy người đó có bị truy tố không thưa Ls. và người nhà của họ có lên thăm hỏi tụi em khi đang nằm bệnh . Tại bệnh viện tụi em đã mổ, em thì bị thủng phổi trái tràng dịch, anh em thì mổ lủng ruột gần lá lách tràng dịch. Như vậy có hơn 11% chưa thưa LS. Hiện tại tụi em đang làm dich vụ công ích .. có hưởng hưởng chế độ của nhà nước qui định . Mong LS trả lời giúp em.

Trước hết luật sư xin chia sẻ với bạn vì sự việc đáng tiếc này.

Liên quan nội dung bạn hỏi luật sư tư vấn cho bạn như sau:

Hành vi nêu trên của người đó có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự ít nhất là tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự. Tùy theo hậu quả, mức độ thương tích mà cơ quan chức năng có thể áp dụng các khoản tương ứng của điều luật.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Việc gia đình người đâm bạn đến thăm hỏi, khắc phục hậu quả không phải là tình tiết làm thay đổi tính chất của sự việc, của vụ án mà tình tiết này có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Đó là một số thông tin luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương tư vấn cho bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào