Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền

 Em có một sự việc này rất bức xúc xin các quý vị vui lòng tư vấn giúp Từ đầu năm 2014, Tôi có cho Bà A là vợ một đồng nghiệp trong cơ quan vay một số tiền nói là để làm ăn kiếm lời và sẽ trả sòng phẵng với số tiền qua nhiều lần đưa là 500.000.000 đồng. Đến ngày 20/3/2014 tôi không còn cho mượn nữa và yêu cầu bà B trả tiền nhưng bà không trả và cứ hứa lần không trả và nêu rất nhiều lý do như đang kiện thưa ra tòa để đòi người ta  trả tiền, sẽ bán nhà trả tiền, người ta mượn không trả … đến nay bà vẫn chưa trả tôi đồng tiền lời nào. Tôi có nói nhờ công an điều tra xem bà B sử dụng tiền tôi vào mục đích gì không trả thì bà nói do lấy tiền tôi lãi suất cao nên làm ăn bị lỗ và tôi sẽ bị liên quan do cho vay nặng lãi với lãi suất 10%/tháng. Tôi đem việc bà A mươn tiền nhưng không trả nói với ông chồng bà A thì  được trả lời việc mượn tiền là do bà A với tôi làm không liên quan gì đến ông vì khi bà A mượn tiền không có nói cho ông biết. Qua tìm hiểu tôi được biết bà A không có làm nghề gì mà chỉ nói dối để mượn tiền người này trả tiền người khác và tôi được biết bà A còn nhận tiền của nhiều người để xin việc làm công nhân và giáo viên nhưng khi lấy tiền không đưa người vào được và cũng không trả tiền cho người ta. Xin cho tôi được nhận lời tư vấn từ quý vị luật sư như sau: -  Tôi có bị truy tố vì cho mượn tiền lãi suất cao hay không vì hiện nay tôi đang làm công nhân nhà nước? -  Sự việc của Tôi và các người nhận xin việc làm nhưng không trả tiền có phải là dấu hiệu lừa đảo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? Và chùng tôi có thể gởi đơn tố cáo đến công an để xử lý hình sự bà A theo điều 139,140 BLHS hay không? -   Nếu bà A chỉ trả tiền cho những người xin việc làm mà không trả tiền cho tôi (vì tôi là cho mượn tiền thì xử theo dân sự) như vậy có thể tách rời 2 sự việc hay không? (vay tiền làm ăn và xin việc làm) -    Ông chồng bà A có bị liên quan  đến việc làm hay không? Vì bà A dùng uy tín của chồng đề lừa người ta đưa tiền để được nhận việc làm từ cơ quan ông đang công tác.  

​Trước hết với các thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này có hai mối quan hệ: 1 là quan hệ của bạn với người vay tiền 2 là quan hệ của người vay tiền với những người khác.

Về quan hệ của bạn với người vay tiền bản chất là quan hệ dân sự liên quan tới việc vay mượn tài sản có lãi suất như bạn cung cấp. Hiện tại người vay tiền đang tránh nghĩa vụ trả nợ bằng cách khất lần, kéo dài thời gian.... những hành vi này có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự nhưng các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng. Cụ thể điều 140 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Đối với sự việc họ nhận tiền của những người khác để lo xin việc.... là sự việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng lại không liên quan tới bạn vì vậy có lẽ bạn cũng không cần quan tâm nhiều tuy nhiên nếu người đó bị tố cáo về hành vi lừa đảo và bị kết án thì khả năng thu hồi số tiền bạn đã cho vay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào