Bắt nhầm (nghiện hút) đã bị giam, làm thế nào để xin được tại ngoại?

Gia đình e bây giờ đang rất khổ tâm mong luật sư giúp em sớm trả lời câu hỏi này e rất càm ơn luật sư! Anh trai em trước đi làm vàng sau đó gia đình sợ anh bi nghiện lên bảo anh về và anh cũng đẫ về. Sau đó xã gọi anh xuống hỏi vài thông tin, vốn thật thà anh cũng kể là trước đi làm vàng có hút ít thuốc đen cho đỡ bị sốt rét thế là xã ghi tên anh vào sổ đen. Cách đây 1 tháng thì có công an đến nhà mời anh di kiểm tra xem có nghiện hút ko, vì không hút (gia đình đã đưa anh đi kiểm tra nhiều lần ko thấy kết quả dương tinh - ko nghiện) nên anh đi cùng họ luân. Hôm đó có nhiều người cùng vào thử, ko hiểu tại sao anh lại hiện kết quả dương tính ,trong thời gian này anh đang uống thuốc điều trị bệnh gan,  và hôm trước gặp thì anh bảo anh bị tráo nước tiểu, anh thề với gia đình là anh ko hút. Gia đình hỏi ra thì uống thuốc chữa gan thi cung làm kết quả dương tính, mà cũng ko biết là có bị đổi nước  tiểu ko , ko có cứng cớ.Gia đình cũng nhờ hỏi bác sĩ điều trị cho anh trong trại bác sĩ bảo là ko có biểu hiện lên cơn nghiện (ko nghiện). Vậy tôi xin hỏi luật sư: - Bậy giờ muốn xin cho anh ra  ngoài được không?vì anh cũng đang điều trị bệnh khác, - phải có những thủ tục giấy tờ gì liên quan? và nộp  cho ai ở đâu? Rất mong luật sư chỉ giúp! gia đình xin chân thành cảm ơn luật sư!

Nếu như nội dung bạn nêu thì nhiều khả năng là anh bạn đã bị bắt lầm do nghi nghờ sử dụng ma túy. Do vậy, nếu có cơ sở là lầm thì gia đình bạn phải nhanh chóng làm đơn khiếu nại gởi cơ quan điều tra đang thụ lý điều tra sự việc để yêu cầu làm rõ và thả người.

Trường hợp không có lầm lẫn thị bạn tham khảo quy định bên dưới để có thể xin bảo lĩnh cho tại ngoại:

Điều 92 Bộ luật TTHS về  Bảo lĩnh:

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào