Xin luật sư tư vấn giúp về tội cướp tài sản của người Khuyết Tật

Em trai tôi là người khuyết tật, cùng với 4 người bạn của mình cũng là người khuyết tật kéo đến nhà người quen đe doạ, cướp tài sản với giá trị 3 triệu đồng. Trong vụ cướp có tranh chấp, nhóm có dùng vũ lực, gạch đá đánh ngừoi bị hại làm rách da đầu 6cm. Nhóm tham gia 4, 5 vụ án khác, trong đó em tôi tham gia tất cả là 2 vụ án cùng với 4 người khác, giá trị tài sản cướp 2 vụ là 5tr đồng. Hiện tại, gia đình tôi chưa nhận được cáo trạng cũng như thông tin khởi tố. Em trai tôi chưa có tiền án tiền sự trước đây, chúng tôi cũng đã làm giấy chứg nhận của địa phương về việc này để nộp cho CA. Xin hỏi luật sư, em tôi có thể bị truy cứu về tội gì, và mức án phạt là bao nhiêu? Em tôi là nguười khuyết tật, bẩm sinh câm điếc, xin hỏi luật sư có được giảm án hay không? và có cách nào để giúp giảm án? Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

 

Bộ luật hình sự quy định

Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều luật trên không quy định phân biệt người nào phạm tội là người khỏe mạnh bình thường hay người khuyết tật vì vậy nếu em trai bạn phạm tội cũng sẽ phải chịu hình phạt theo quy định chung.

Tuy nhiên với thể trạng và nhân thân của người phạm tội mà việc chấp hành án có thể được áp dụng các hình thức phù hợp như cải tạo không giam giữ, chấp hành hình phạt dưới hình thức án treo...

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật sư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào