Bồi thường dân sự trong vụ án hình sự cố ý gây thương tích

Kính chào luật sư. Tôi xin trình bày. Tôi hiện đang làm lái xe chở khách. Do tranh dành khách ngoài bến xe. Xe tranh khách với xe tôi đã thuê côn đồ để đe dọa và phá hủy tài sản xe tôi.  Khi xe vừa xuất bến đi được 5 km thì có một xe tải dồn xe tôi vào lề đường chặn phía cửa xuống của lái xe khách nên tôi phải xuống bằng cửa dành cho khách lên xuống. Có 2 người ngồi trên đầu xe nhảy xuống cầm kiếm(nhưng khi khai ở tòa vì sợ bị trả thù nên khách trên xe làm chứng người nói là nhìn thấy cầm kiếm người nói là không, còn người đó thì khai không cầm gì). Và một số bọn lâu la đi xe máy ở ngoài đến. Tôi xuống hỏi là có việc gì thì chúng xưng là." mày muốn tao đốt xe mày không"( trước đó ở tỉnh tôi cũng có vụ đốt xe khách nhưng chưa tìm ra thủ phạm" sau đo chúng ném đá to túi bụi vào người và xe tôi. một hòn đá còn ném vào trong xe, còn làm cho xe bị vỡ kính. khách thì hoảng hốt. Tôi cầm cái nhíp xe( dụng cụ sửa xe) đuổi theo chúng. Tên đầu xỏ khi nghe thấy công an đến thì chạy lên xe tẩu thoát. tôi đuổi theo và dùng cái nhíp xe đập vào kính bên tay phải của xe tải để chặn vô lăng lại cho nó không phóng xe tải đi được thì nó chạy mất. sau đó công an đến làm biên bản hiện trường. Sau gần một năm thì phiên tòa được xử. Lời khai của nhân chứng mỗi người nói một kiểu. Có một tên đã đứng ra nhận là ném đá xe tôi. bị tù 8 tháng và đen bù cái kính xe bị vỡ của tôi là 3 triệu . còn tôi thì bị quy là phá hủy tài sản phải đền một triệu. Xe ô tô của 2 bên bị công án giữ 3 thang để điều tra.  Hôm đó tôi cũng mang một số tài liệu để chứng mình cho các khoản chi phí trong thời gian xe tạm giữ như bảo hiểm xe phí bến, giấy nợ ngân hàng nhưng  thẩm phán nói không đủ bằng chứng và cho rằng để vụ án dân sự này xử sau nếu tôi hoặc lại người chủ xe tải kia có đơn tố tụng dân sự riêng. Vậy tôi muốn hỏi: - Người đập kính xe tôi là người phạm tôi. bị truy cứu trách nhiệm hình sự có phải bồi thường lợi ích có liên quan đến việc khai thác sử dụng tài sản trong thời gian xe tôi bị công an giữ điều tra không. Và cần những căn cứ chính xác gì để tôi có thể đòi bồi thường thiệt hại. Vì xe tôi là tiền vay ngân hàng, tiền chi phí bến bãi ở 2 chiều xe chạy vẫn phải nộp kể cả có nghỉ xe. Tiền doanh thu hàng tháng. - Tôi  là người phá tài sản của xe tải phải bồi thường nhưng chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự có phải bồi thường lợi ích có liên quan cho chủ chiếc xe tải chiếc xe tải kia không( người lái xe hôm đó không phải là chủ xe và không  biết có bằng lái xe khồng, người lái xe đó còn khai là đang đi chở hàng thì nghe thấy có người gọi nên quay xe lại  trong lúc nóng giạn để hỏi xem thế nào). Họ yêu cầu đền bù cho doanh thu một ngày của họ là 2 triệu.  Xin cảm ơn quý luật sư rất nhiều.

Người đập kính xe của bạn thỏa mãn dấu hiệu tội hủy hoại tài sản

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm"
Ngoài bị chịu trách nhiệm hình sự người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, nhưng bạn phải chứng minh những thiệt hại đó liên quan đến hành vi phá hoại của người phạm tội( những chứng cứ bạn nộp cho tòa theo tôi là đủ và đúng, bạn yêu cầu xử luôn phần dân sự trong vụ án hình sự, không nên tách riêng vì rất rắc rối và khó thi hành án)
Với thiệt hại bạn gây ra cho xe tải thì bạn không phải bồi thường vì bạn tự vệ và là biện pháp hợp pháp nhằm bắt giữ kẻ phạm tội , bạn đã không gây ra thiệt hại lón hơn yêu cầu cần thiết của  tình huống- do đó bạn không phải bồi thường - nếu cơ quan công an khách quan thì phải xem xét chiếc xe tải đó như tang vật của vụ án, ở đây tôi thấy có dấu hiệu phạm tội có tổ chức như xã hội đen.
trông khuôn khổ diễn đàn tôi phân tích như vậy nhưng cũng muốn trao đổi thêm một số vấn đề để có hướng tư vấn hiệu quả cho bạn!
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào