Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất giữa các hộ dân

Tôi có mua 01 mảnh đất có diện tích 56m2 từ năm 2009 và đã làm thủ tục sang tên và cấp Giấy quyền sử dụng đất mới mang tên mình. Đây là đất thuộc 01 dự án tái định cư. Hiện nay tôi muốn xác định rõ vị trí đất để xây dựng do xung quanh là đất của các hộ khác và không có ranh giới giữa các lô đất. Liền kề đằng sau lô đất là đất thổ cư của dân không nằm trong dự án. Tuy nhiên, hiện nay ban quản lý dự án tiến hành đo và xác định vị trí đất thông báo có sự thiếu hụt so với diện tích ghi trên giấy CNQSĐ đất và nói không có đủ thẩm quyền giải quyết, đất dự án chưa đền bù hết cho dân và cũng không xác định vị trí đất cho tôi. Ban QL dự án nói nếu lấy đủ đất của tôi thì thiếu đất của dân. Theo tôi được biêt thì hộ có lô đất liền kề tôi đã xây bao quanh và xảy ra tranh chấp với hộ liền kề phái sau không nằm trong đất dự án (cũng là hộ liền kề sau lô đát của tôi). Tôi muốn hỏi, trường hợp này thì ai là người có trách nhiệm giải quyết, Ban QL dự án hay UBND Quận (nơi cấp Giấy CNQSDĐ). Tôi phải làm thế nào, tại sao thực tế đất thiếu mà vẫn cấp Giấy CNQSĐĐ với diện tích 56m2. Kính mong nhận được sự tư vấn, xin cảm ơn.
  Điều 136 Luật đất đai và Luật tố tụng hành chính quy định  về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:   

           Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; 

 

b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; 

 

Nếu các bên không đồng ý với các quyết định giải quyết trên hoặc không được giải quyết thì có thể khởi kiện một vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính hiện hành.

       Như vậy, theo các quy định của pháp luật thì chỉ có Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng bộ TN&MT và Tòa án mới có quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Ban quản lý dự án, ban quản lý khu đô thị chỉ quản lý hành chính, xây dựng chứ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

       Nếu diên tích đất của gia đình bạn đang sử dụng nhỏ hơn diện tích đất ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng và giấy chứng nhận thì bạn có thể tiến hành đo vẽ lại diện tích của các hộ liền kề xem lý do giảm diện tích có phải do bị lấn chiếm hay không? nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu UBND xã hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai, nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện một vụ án dân sự để Tòa án quận giải quyết theo quy định pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào