Chia Tài Sản Sau khi Ly Hôn.
1. Đối với ngôi nhà:
Nếu ngôi nhà đó được tạo lập sau khi ba mẹ em kết hôn thì là tài sản chung của ba mẹ em và nếu một bên có yêu cầu chia tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết và chia đôi theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, căn nhà đó hiện nay chưa được cấp GCN QSD đất nên Tòa án sẽ triệu tập người bán nhà đất cho ba mẹ em xem họ có ý kiến gì không?
- Nếu người bán nhà đất đó không có ý kiến gì, đồng thời thửa đất đó có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì Tòa án mới có thể công nhận là tài sản chung của ba mẹ em và phân chia tài sản chung.
- Nếu người chủ đất cũ có tranh chấp hợp đồng mua bán viết tay đó thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu độc lập của họ, sẽ xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán viết tay đó (bạn tìm đọc bài mua đất bằng giấy tay của tôi thì sẽ biết được giá trị pháp lý của giấy mua đất của mẹ bạn).
Nếu hợp đồng vô hiệu thì nhà đất đó sẽ được trả cho chủ cũ, nếu Tòa án công nhận hợp đồng thì khi đó mới thành tài sản chung của ba mẹ bạn và chấp nhận yêu cầu chia tài sản.
2. Đối với tiệm hớt tóc:
Tiệm hớt tóc đó không phải là tài sản của ba mẹ bạn nên Tòa án sẽ không chia mà có thể chỉ chia quyền sử dụng trong thời hạn thuê. Tiệm hớt tóc đó là mẹ bạn thuê của Nhà nước hay thuê của tư nhân? Thời hạn hợp đồng bao nhiêu năm? Nếu hợp đồng thuê chưa hết thời hạn thì có thể mẹ bạn sẽ được ưu tiên sử dụng tiệm hớt tóc đó trong thời gian thuê (đảm bảo khai thác hiệu quả diện tích cửa hàng đó và đúng mục đích sử dụng trong thời hạn thuê). Trong trường hợp này, Tòa án cũng sẽ triệu tập Bên cho thuê cửa hàng để lấy ý kiến của họ.
3. Mẹ bạn có công sức lớn hơn trong việc tạo lập tài sản chung nên có thể sẽ được "ưu ái" hơn khi chia tài sản.
Thư Viện Pháp Luật