Lao động nữ hết chế độ nghỉ thai sản vẫn không chịu đi làm xử lý thế nào?
- Thứ nhất về vấn đề bảo hiểm phải đóng cho người lao động.
Căn cứ vào khoản 2 điều 5 luật bảo hiểm xã hội quy định:
“ Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung”
Như vậy căn cứ theo quy định trên của pháp luật cùng toàn bộ những thông tin mà bạn cung cấp thì: nếu hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, nếu người lao động này vẫn không đến làm việc thì bên công ty bạn cũng không có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động này, vì bảo hiểm được đóng trên cơ sở của tiền lương hàng tháng, nay người lao động không đi làm, do đó không có cơ sở để phía công ty bạn tiếp tục đóng bảo hiểm cho người lao động nếu họ không đi làm.
2. Về vấn đề xử lý kỷ luật lao động
Như bạn đã tìm hiểu thì BLLĐ 2012 không cho phép xử lý kỷ luật lao động đối với lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ vào điều 123 BLLĐ 2012 quy định như sau:
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 124, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Do đó để xử lý kỷ luật lao động hợp pháp công ty bạn chỉ còn cách chờ cho con người lao động này đủ 12 tháng tuổi để xử lý kỷ luật đối với người lao động này. Nếu khi con của người lao đông này đủ 12 tháng tuổi đã hết thời hạn xử lý kỷ luật, bên công ty bạn được kéo dài thời gian thêm 60 ngày để xử lý kỷ luật lao động.
Thư Viện Pháp Luật