Thừa kế sổ đỏ của người đã chết

Tôi năm nay 95 tuổi, có một người cháu tên Thuận đã chết cách đây 5 năm. Thuận đứng tên sổ đỏ 1 lô đất mà hiện giờ tôi đang ở. Hộ khẩu nhà ở khu đất đó chỉ có tôi và Thuận và hiện giờ tôi đang ở một mình. Cháu tôi không có gia đình hay con nuôi và khi chết không có di chúc. Sau khi cháu chết cách đây 5 năm thì má của cháu Thuận có viết thừa kế lô đất đó cho tôi (gia đình cháu Thuận chưa mở thừa kế lô đất từ cháu Thuận qua cho gia đình) và tôi đang giữ sổ đỏ. Sau đó, anh chị em cháu Thuận đưa đi giám định và chứng nhận mẹ cháu Thuận già, không có năng lực dân sự và đưa anh cháu Thuận làm người giám hộ cho mẹ và thông báo chính quyền là mất sổ đỏ và yêu cầu ngưng tất cả giao dịch. Xã đã có văn bản đề nghị gia đình Thuận tiến hành làm cấp lại sổ đỏ. Gia đình cháu Thuận vẫn chưa làm. Nếu gia đình cháu Thuận bây giờ làm di chúc chuyển sổ đỏ từ cháu Thuận qua cho mẹ Thuận( còn sống) thì tôi có thể kiện mẹ cháu Thuận được không? Tôi có thể làm gì để đứng tên sổ đỏ lô đất? Bây giờ tôi đang giữ sổ đỏ thì tôi có thể làm gi để gia đình họ cấp tôi một khoảng tiền? và Sắp tới anh chị em cháu Thuận nói sẽ đưa tôi vào trại phụ lão vì tôi ở một mình không gia đình, con cháu. Họ có thể làm vậy không? Nếu muốn tiếp tục ở nhà thì tôi phải làm gi? Cảm ơn quý luật sư nhiều!

Trước hết về quan hệ thừa kế theo những thông tin bác cung cấp thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của Thuận chỉ còn mình mẹ ruột của Thuận, tuy rằng mẹ Thuận đã viết di chúc để lại thửa đất đó cho bác nhưng di chúc đó chưa hợp lệ vì quyền sử dụng thửa đất đó của mẹ Thuận chưa được pháp luật công nhận (chưa thực hiện việc khai nhận thừa kế).

Hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại điều 676 Bộ luật Dân sự như sau:

Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Có nghĩa rằng trong trường hợp này tiến hành mở thừa kế của Thuận bác sẽ không có quyền lợi gì.

Tuy nhiên do bác và Thuận sinh sống tại căn nhà và thửa đất đó nên sẽ ảnh hưởng đến nơi cư trú, sinh sống của bác việc này nếu chia di sản thừa kế của Thuận thì mẹ Thuận và các anh chị em của Thuận phải hỗ trợ bác có nơi ở mới hoặc thuê nhà cho bác ở.

Việc này nếu bác vẫn muốn sinh sống tại ngôi nhà đó thì các bên gồm bác, mẹ Thuận và anh chị em của Thuận cần phải họp bàn để thống nhất các nội dung như vậy sẽ bảo vệ được quyền lợi của bác.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào