Chỉ cho phép quản lý tài sản thừa kế nhưng không được bán

Ba mẹ em có 10 người con ruột trong gia đình và hiện tại Ba mẹ là chủ sở hữu căn nhà. Mẹ em vừa mất ngày 11/11/2011 và không có lập di chúc. Nay Ba em có họp tất cả con cái trong gia đình lại và nói sẽ lập di chúc tài sản căn nhà này cho em để em quản lý và không được bán. Nguyện vọng của Ba em là căn nhà này sẽ là nhà tổ tiên để con cháu về chơi thăm viếng ông bà cha mẹ. Tất cả anh chị trong gia đình đều ủng hộ nhưng có chút lo lắng vì do em đã có gia đình riêng và anh chị sợ lỡ chẳng may sau khi em được Ba lập di chúc cho toàn quyền sử dụng căn nhà này mà em gặp rủi ro tai nạn gì thì phần tài sản này sẽ thuộc về vợ em. Vậy cho em hỏi có cách nào để Ba em lập di chúc cho em mà em chỉ được quyền quản lý căn nhà mà không được bán hay không? Nếu trường hợp sau này Ba em mất đi mà gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn cần bán căn nhà để giúp đỡ anh chị em trong gia đình thì có cách nào để giải quyết không? (Yêu cầu căn nhà chỉ được bán khi có tất cả sự đồng ý bằng văn bản pháp luật của tất cả anh chị trong gia đình dù khi đó em là người đã được Ba lập di chúc) . Vậy em có cần làm thêm 1 bản cam kết hay 1 bản di chúc riêng gì nữa hay không? 

​ 1. Xác định phần sở hữu và quyền định đoạt tài sản:
       Ngôi nhà đó là tài sản chung của ba và mẹ bạn thì theo quy định của pháp luật, mỗi người được định đoạt một nửa. Mẹ bạn đã mất không để lại di chúc nên phần tài sản của mẹ bạn (1/2 giá trị nhà đất) thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm ông bà ngoại bạn (nếu còn sống); ba của bạn và các anh chị em bạn (Điều 676 BLDS). Do vậy, việc định đoạt di sản của mẹ bạn để lại phải có sự thống nhất ý kiến của tất cả các thừa kế của mẹ bạn thì mới hợp pháp. Ba của bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 tài sản và phần tài sản mà ba của bạn được thừa kế của mẹ bạn.
       Thủ tục để thực hiện quyền thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn là khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận si sản thừa kế và đăng ký quyền sở hữu tài sản thì trong Giấy chứng nhận sẽ ghi tên đại diện thừa kế hoặc tên của tất cả các thừa kế.
       Nếu các thừa kế của mẹ bạn thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật công chứng thì có thể xác định được phần thừa kế của mỗi người trong khối di sản đó , khi đó mỗi người sẽ được sở hữu phần di sản mà mình được hưởng theo pháp luật. Cũng bằng thủ tục phân chia di sản thừa kế, các thừa kế của mẹ bạn có thể nhường quyền nhường toàn bộ quyền thừa kế của mẹ bạn cho ba bạn được sở hữu, khi đó ba bạn sẽ có toàn quyền định đoạt ngôi nhà đó. 
       Tóm lại: 1/2 giá trị ngôi nhà đó thuộc về ba của bạn, còn 1/2 giá trị tài sản còn lại thuộc về các thừa kế của mẹ bạn, đồng thời các thành viên trong gia đình bạn cũng có quyền định đoạt tài sản trong phạm vi quyền sở hữu (thừa kế) của mình.
       2. Thỏa thuận tài sản chung:
       Nếu gia đình bạn thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản để ngôi nhà đó trở thành tài sản chung của tất cả các anh chị em bạn thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ đứng tên đại diện chủ sở hữu tài sản hoặc tên các sở hữu. Về nguyên tắc thì mỗi chủ sở hữu trong khối tài sản chung có quyền định đoạt trong phạm vi quyền sở hữu của mình do vậy việc quản lý, sử dụng, định đoạt ngôi nhà đó như thế nào thì phải có sự đồng thuận của các đồng sở hữu đó. Nếu một người muốn bán phần sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu khác. Các đồng sở hữu cũng có thể lập một biên bản thỏa thuận về việc giao cho một người trực tiếp quản lý, sử dụng và tài sản đó sẽ được định đoạt (bán đi) trong một số trường hợp cụ thể.

       3. Di sản thờ cúng:

Gia đình bạn cũng cho thể chuyển cho mình ba bạn được sở hữu ngôi nhà đó. Sau đó ba bạn lập di chúc để lại di sản đó làm nơi thờ cúng tổ tiên và truyền đời trong dòng họ tộc, không ai được quyền bán…

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào