Một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);…
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;…
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Như vậy, bạn thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ tại Khoản 2, Điều 13 Luật này thì :”Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này“. Do vậy, doanh nghiệp yêu cầu bạn đóng bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp là đúng vì đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo doanh nghiệp thuộc vào Khoản 1, Điều 12.
Bên cạnh đó, căn cứ vào mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì bạn vẫn sẽ được hưởng 80% chi phí khám đúng tuyến nếu sử dụng thẻ là thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp. Vì vậy, dù bạn dùng thẻ bảo hiểm y tế nào để đi khám chữa bệnh thì quyền lợi hưởng đều là 80% chi phí khám chữa bệnh.
Thư Viện Pháp Luật