Có được xem là phòng vệ không?

Kính gửi Luật sư tư vấn ! Tên tôi là Vũ Thành Luân, tôi rất mong được Luật sư tư vấn giúp cac vấn đề sau: 1. Vụ việc nhà tôi bị 01 thanh niên hàng xóm SN 1978, công chức nhà nước chém ( bằng kiếm ), khi tôi báo Công an phường đến làm nhiệm vụ, thì chỉ thu giữ nhưng vật dụng nhà tôi dùng để chống đỡ như: dao , sào tre, thùng gỗ, côn nhị khúc, còn bên chém nhà tôi, chỉ thu giữ vỏ bao kiếm, mặc dù người nhà tôi bị chém chẩy máu rơi nhiều trên sân, và có phim chụp X-Quang đưa về ngay lúc đó. 2. Khi chém được người nhà tôi chẩy máu, Thanh niên tiếp tục kéo người nhà tôi đánh tiếp, trong lúc tôi báo công an, thấy người nhà bị tấn công, tôi liền cầm đôi côn nhị khúc ở ngay gần đó lao ra, vụt được anh ta 02 cái vào chân ( nhưng không gây thương tích) hiện tôi bị Công an xử lý hành chính: an ninh và trật tự, an toàn xã hội tại điểm C khoản 3 điều 7(mức phạt 1.500.000). Tôi xin hỏi Công an xử lý như vậy có đúng không ? hành vi củ tôi có thể coi là cần thiết, chưa gây ra tổn thương gì,và là phòng vệ cho bố tôi không ? 3. Khi bịn triệu tập tại Cơ quan công an lây lời khai, tôi có thực hiện ghi âm công khai, nhưng bị từ chôi và quát tháo, nhưng sau đó mới được cấp trên cho phép ghi âm. tôi làm thế có đúng không ? và với cán bộ quát mắng tôi p, tôi phải làm gì ? 4. Tôi đã làm đơn khiếu nại về quyết đinh xử phạt hành chính, kèm đơn xin nhận, Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho tôi nhưng đã quá thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu mà cơ quan Công an, không giao tài liệu, cũng không trả lời đơn của tôi, vậy tôi phải làm sao? Xin Chân Thành Cảm ơn Các Luật sư tư vấn !

Trường hợp này ông bà cần khiếu nại cơ quan công an nơi ông bà trình báo sự việc cũng như có đơn yêu cầu giải quyết sự việc theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Hết thời hạn quy định tại khoản 2, điều này nếu cơ quan chức năng không trả lời đơn thư tố cáo, tố giác tội phạm người tố giác tội phạm có quyền khiếu nại để được giải quyết.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào