Đóng nối tiếp bảo hiểm xã hội tại địa phương, không đóng trong công ty được không?

Cháu chào các luật sư đang làm việc trên diễn đàn. Cháu có một vấn đề về bảo hiểm xã hội mong các luật sư tư vấn giúp cháu! Cháu đã đóng bảo hiểm xã hội tại công ty TNHH Wintek Việt Nam được hơn 3 năm từ năm 2011 - 2014. Hiện nay cháu đã nghỉ việc ở công ty và muốn đóng nối tiếp bảo hiểm tại địa phương, nhưng không đóng trong công ty mà là một hình thức đóng tự nguyện theo xã phường nơi cháu đang cư trú. Vậy cháu muốn hỏi: 1) Các thủ tục khi cháu đăng kí đóng nối tiếp bảo hiểm xã hội tại địa phương? 2) Nếu cháu đóng nối bảo hiểm xã hội như vậy thì sau này khi đóng đủ 6 tháng trước khi con cháu ra đời, cháu có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không ạ? Nếu được hưởng bảo hiểm thai sản thì khi con cháu ra đời, cháu chuyển khẩu về xã khác thì cháu sẽ làm thủ tục hưởng bảo hiểm tại xã lúc cháu đóng bảo hiểm hay tại xã mà cháu cư trú lúc đó ạ? 3) Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ là bao nhiêu và cháu có phải đóng thêm bảo hiểm y tế nữa không ạ? Rất mong các luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn ạ
​1. Bạn muốn tham gia BHXH tự nguyện sau khi dừng đóng BHXH bắt buộc tại công ty bạn mang theo : CMND và sổ BHXH cũ đến cơ quan BHXH để đăng ký BHXH tự nguyện.
2. Theo quy định của Luật BHXH thì trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản ( quy định về chế độ thai sản chỉ áp dụng đôi với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc).
Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
3.   Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội  tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

-   Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội:
-   Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%;
-   Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%;
-   Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;
-   Từ tháng 1 năm 2014 trở đi bằng 22%.
        Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:
 Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000(đồng/tháng)
 Trong đó:
Lmin: là mức lương tối thiểu chung.
m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)
         Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm được hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần.
 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào