Gia đình tôi có một mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng diện tích : 300 mét vuông. Tháng 12/2012 Bố mẹ tôi đã chia cho vợ chồng tôi một nửa số đất ở và được UBND huyện Bình Giang, Hải Dương cấp 2 giấy chứng nhận mang tên: 1: Nguyễn Quang Nhân , số sổ: IB 930558 cấp ngày 27 tháng 12 năm 2012 ghi rõ số mét Chiều rộng bên trên 7.0 m, Chiều rộng bên dưới 5.0 m. chiều dài bên trái 26.69 m; chiều dài bên phải 28.6m. Tổng diện tích sổ là 139.0 m vuông. 2: Nguyễn Quang Mạc, Số sổ : IB 930557 cấp ngày 27 tháng 12 năm 2012 ghi rõ số mét Chiều rộng bên trên 6.39m, Chiều rộng bên dưới 4.91 m. chiều dài bên trái 28.6m; chiều dài bên phải 30.63m. Tổng diện tích sổ là 161.0 m vuông. Vậy tổng diện tích đất gia đình tôi 2 sổ mới vẫn bằng tổng diện tích một sổ cũ.Tổng mặt chiều rộng của cả 2 mảnh đất mặt trên là 13.39 mét. chiều rộng dưới là 9.91. Đầu năm 2013 gia đình tôi chuẩn bị xây tường rào bao quanh nhà và phân mốc ranh giới với các nhà giáp ranh. Gia đình tôi đã làm đơn lên chính quyền xã và yêu cầu họ người về đo đạc và phân mốc giáp ranh với đất bên cạnh. nhưng khi xã không họ không đo xác định mốc cho gia đình tôi được vì nhà bên cạnh làm đơn lên UBND xã kiện gia đình tôi lấn chiếm đất. nhà bên cạnh viết trong đơn là nhà tôi chỉ có 10m chiều rộng trên. Vậy nên nhà tôi vẫn chưa được xã xác định mốc ranh giới để xây tường rào. Tôi muốn hỏi luật sư gia đình tôi xây tường rào theo đúng số mét trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thi có bị cho là lấn chiếm đất không? Gia đình tôi hàng năm vẫn đóng tiền thuế đất hàng năm đầy đủ.
Chưa thể khẳng định được việc bạn xây dựng tường bao quyanh có lấn chiếm đất bên cạnh không? Vì cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, và trích lục bản đồ, đo lại đất trong diện tích tường bạn xây đó có lấn chiếm sang nhà bên cạnh hay không.
Theo quy định tại Điều 265 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.