Tôi xin trình bày trường hợp của tôi: - Năm sinh : 6/1961. Nam. - Tham gia công tác và đóng bảo hiểm từ 12/1980 đến nay. Tuy nhiên, vào thời gian từ 11/1992 đến 9/1995 do hoàn cảnh và điều kiện công tác tôi có nghỉ tự túc và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho mãi đến tháng 10/1995, khi tiếp tục trở lại công tác, tôi đã tiếp tục tham gia đóng BHXH liên tục cho đến nay. Khi Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế có hiệu lực thi hành, cơ quan đã có kế hoạch tinh giản biên chế và tôi là đối tượng được hưởng chính sách về hưu trước tuổi vào 6/2018. Cho tôi xin phép được hỏi quí cơ quan như sau: 1- Trường hợp của tôi có thể áp dụng : a) Điều 8/khoản 2 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014? b) Khoản 4/Điều 5 của Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015? 2- Do bị gián đoạn về thời gian tham gia đóng BHXH ( như đã nêu trên) việc tính thời gian đóng BHXH trong 20 năm đầu có ảnh hưởng đến việc vận dụng điểm Chương II/ Điều 5/ Khoản 1/điểm b, Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 “ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu có đóng đủ bảo hiểm xã hội” hay không?
Theo như trình bày của anh thì anh có thời gian tham gia công tác từ T12/1980. Tuy nhiên, anh nghỉ việc từ tháng 11/1992 (nghỉ tự túc). Như vậy anh có thời gian gián đoạn trước năm 1995 (không có lý do cụ thể). Theo quy định tại điểm c, khoản 12, Mục II của Thông tư số 13/BNV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ thì thời gian trước khi nghỉ việc của anh không được tính là thời gian tham gia công tác liên tục.
Vậy thời gian tính đóng BHXH của anh từ tháng 10/1995 đến khi anh nghỉ hưu theo quy định. Như thông tin anh cho biết thì thời gia công tác của anh sẽ được tính từ tháng 10/1995 đế tháng 6/2018 (nếu anh tham gia liên tục) là 22 năm 9 tháng. Đến thời điểm này anh đã đủ 57 tuổi.
Như vậy, nếu anh đáp ứng đúng theo quy định tại Điều 6, Nghị định 108 thì trường hợp của anh sẽ thuộc Khoản 2, Điều 8, Nghị định 108 ngày 20/11/2014 của Chính phủ.