Tranh chấp tài sản với con dâu
Theo như trình bày của bạn thì hầu hết tài sản trên đều do vợ chồng em bạn đứng tên nên việc tranh chấp tài sản trên tương đối khó khăn. Và em dâu bạn đang có ý định quản lý hết toàn bộ tài sản nêu trên.
1. Việc em dâu bạn tranh chấp các tài sản trên thì chúng tôi không thể xác định là đúng sai như thế nào. Ở đây em dâu bạn có quyền hưởng tài sản thừa kế như các đồng thưa kế khác nên việc tranh chấp là tòa án sẽ thụ lý giải quyết.
2. Việc định giá phát mãi tài sản là do cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong trường hợp này là thi hành án. Việc định giá và bán đấu giá tài sản bạn chưa nên quan tâm vào lúc này.
3. Tài sản bố mẹ bạn muốn lấy lại phải có căn cứ thì tòa án sẽ giải quyết.
4. Việc ủy quyền cho bạn hay cho bất kỳ một người nào đều có thể được nhưng nội dung ủy quyền phải rỏ ràng.
5. Việc hướng dẫn bạn thì chúng tôi cần phải có nhiều thông tin hơn, dưới đây là hướng giải quyết đối với trường hợp của bạn.
Khi em bạn mất mà có tranh chấp phát sinh về tài sản thì bạn cần xác định rỏ các quan hệ pháp luật liên quan và phân loại tài sản của người chết để lại.
Trước tiên bạn cần xác định tài sản của em bạn để lại gồm những tài sản gì? Chung và riêng như thế nào? Tài sản nào không phải là tài sản của em bạn để lại mà do người khác cho sử dụng (bố, mẹ bạn). Việc xác định này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc.
Sau khi xác định được tài sản chung riêng, quyền và nghĩa vụ của em bạn thì bạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết (tòa án - nếu các bên không thỏa thuận được). Đồng thời bạn có trách nhiệm trong việc cung cấp các chứng cứ để chứng minh các yêu cầu của bạn.
Như tài sản của bố mẹ cho mượn để kinh doanh thì phải có các chứng từ chứng minh hoặc người làm chứng sự việc trên. Bên cạnh đó sau khi xác định được tài sản của em bạn để lại thì bố mẹ bạn cũng được hưởng phần thừa kế tài sản đó vì bố mẹ bạn cũng nằm ở hàng thừa kế thứ nhất.
Thư Viện Pháp Luật