Vấn đề nâng lương thường xuyên theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Tôi có một thắc mắc về HĐLĐ đối với công việc kế toán tại Hội có tính chất đặc thù mong Luật sư tư vấn giải đáp: 1. Đơn vị chúng tôi (Hội có tính chất đặc thù được quy định tại Nghị định 45 của Chính phủ) ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật (02 lần ký hợp đồng xác định thời hạn và hiện nay là HĐLĐ không xác định thời hạn) đối với nhân viên làm công việc kế toán. Đến nay tổng thời gian làm việc là hơn 4 năm, như vậy trường hợp này có được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang không? (Điểm d, khoản 1, điều 1 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP có quy định loại đối tượng này). 2. Trường hợp mức lương đã được thoả thuận tại HĐLĐ thì khi thực hiện việc nâng lương theo quy định có phải làm lại HĐLĐ mới hay chỉ bổ sung Phụ lục Hợp đồng là đủ? Mong Luật sư nghiên cứu giải đáp để chúng tôi có cơ sở áp dụng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chân thành cảm ơn và kính chào.

1/ Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì đối tượng điều chỉnh bao gồm:

Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).

2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).

4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).

5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).

6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).

8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Tóm lại, đối tượng áp dụng của văn bản này là cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc những người đang công tác trong lực lượng vũ trang còn đơn vị bạn là Hội có tính chất đặc thù tức là tổ chức xã hội nghề nghiệp (như Hội nghệ sỹ, Hội nhà văn, Hội luật gia, Đoàn luật sư....) thì không thuộc đối tượng áp dụng văn bản nói trên.

Vì thế, việc nâng lương người lao động thế nào sẽ được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương,xếp bậc, thàng bảng lương của đơn vị bạn nhé.

2/ Khi nâng lương thì không cần ký lại hợp đồng lao động nếu hợp đồng chưa hết hạn mà chỉ cần ký phụ lục hợp đồng lao động về mức lương mới áp dụng, thời điểm áp dụng. Thậm chí nhiều đơn vị cũng không cần ký thêm phụ lục làm gì mà chỉ cần có quyết định nâng lương là có giá trị để thực thi mức lương mới trong quan hệ lao động.

Chúc bạn thành công trong công tác lương và chế độ ở đơn vị mình.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào