Xin chào Luật sư! Cha tôi mất năm 1996. Năm 1997 Các Anh chị em lập tờ thuận phân đất đai do Cha để lại. Gia đình có 6 anh em trai và 3 chị em gái, trong Biên bản Thuận phân chị em gái xin không nhận đất mà nhường lại cho các Anh em trai. Cụ thể như sau: Đất được chia làm 3 phần, mỗi phần có 2 anh em đồng sở hữu: 1 . Anh thứ Tư và em Út phần đất 1140m2 và 545m 2. 2. Anh thứ Năm và thứ Sáu phần đất 350m2 và 400m2. 3. Tôi và anh thứ Bảy phần đất 325m2 và 345m2. Tất cả Anh chị em đồng ký tên và có công chứng. Cuối năm 1997, các Anh thứ Tư , Năm, Bảy đồng loạt làm sổ đỏ đăng ký Quyền sử dụng đất tất cả diện tích đất đã nêu trên mà không thông báo cho Tôi , Anh Sáu và chú Út. Họ lấy lí do Vì chúng tôi đi làm ăn xa không thường trú tại địa phương, đến năm 2012 chúng tôi ( Tôi, Anh Sáu và chú Út )hỏi về vấn đề muốn cất nhà trên phần đất của mình do Cha để lại thì mới phát hiện ra Anh Tư, Năm và Bảy đã làm sổ đỏ mang tên Họ. Tôi xin hỏi Quý Luật sư cách làm của họ như vậy có đúng Pháp Luật không? Và Tôi cần phải làm thủ tục gì để được nhận lại đất theo di chúc của Cha để lại mà tình nghĩa anh em không bị mất đi. Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của Quý Luật sư
Nếu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế năm 1997 là hợp pháp (tự nguyện và có công chứng) thì các anh, chị em bạn chỉ được đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất được phân chia theo văn bản đó.
Nếu các anh bạn làm sổ với diện tích đất lớn hơn diện tích đất mà anh em đã thỏa thuận phân chia gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn thì bạn có thể khởi kiện để tranh chấp quyền sử dụng đất theo biên bản phân chia thừa kế đó hoặc yêu cầu UBND xem xét hủy bỏ GCN QSD đất đã cấp trái pháp luật.