Gây tai nạn rồi còn gọi điện hăm dọa người bị hại bị phạt như thế nào?

Thưa luật sư, vào lúc 16h ngày 16 / 06 / 2013, chị em đang tham gia giao thông đi đến đoạn đường co, thì có chiếc xe công tơ nơ đi ngược chiều va vào, gay tai nạn cho chị em, và người chủ xe công tơ nơ đã lái xe chạy chốn, may mà dân tình thấy liền  đuổi theo chiếc xe đó, và bắt được cả người và xe, sau đó đưa chị e đi cấp cứu, tại bệnh viện việt đức, hiện tại đã làm phẩu thuật song, chân trái của chị e bị gãy thành 3 đoạn, suy giảm sức khỏe, gia đình người lái xe liên tục gọi điện đe dọa gia đình em, và gia đình người gây tai nạn  thì đã đưa tiền cho bên công an để lấy xe gia mà không báo cho gia đình em biết,   Vậy trong trường hợp này, gia đình em cần phải làm gì, làm như thế nào, và kết quả gia sao, 

Về nguyên tắc khi xảy ra tai nạn giao thông công an sẽ phải lập biên bản hiện trường để xác định mức độ lỗi của các bên qua đó lấy căn cứ để xử lý theo quy định.

Trường hợp hành vi của người lái xe cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự thì ngoài trách nhiệm hình sự người đó còn phải chịu trách nhiệm dân sự để bồi thường thiệt hại cho chị em.

Điều 202 quy định như sau:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Và bồi thường thiệt hại về dân sự được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Việc người nhà của lái xe gọi điện đe dọa....đối với gia đình em như vậy cũng không thể giải quyết được vấn đề, nếu cơ quan công an không xem xét giải quyết sự việc gia đình em có quyền kiến nghị, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào