Phân chia tài sản và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay, gia đình tôi có một mảnh đất có diện tích 176m2 do ông nội đã mất để lại. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đứng tên ông nội. Ông nội tôi không có di chúc để lại. Ông nội tôi có 2 người con là bác trai tôi và bố tôi. Hiện mỗi người đang sử dụng 1 nửa diện tích mảnh đất. Nhưng vì bác tôi đã tách sổ hộ khẩu nên sổ đỏ vẫn do bố tôi giữ và quản lý ( bố mẹ tôi chung sổ hộ khẩu với ông bà nội). Nhưng vì bố mẹ tôi không có con trai, bố mẹ tôi sợ sau khi bố mẹ tôi mất sẽ xảy ra tranh chấp đất đai giữa anh họ tôi và chị em tôi. Mặc dù tôi có giải thích là quyền thừa kế của bố tôi và bác trai tôi là như nhau nên khi bố mẹ tôi có mất thì chúng tôi vẫn có quyền thừa kế ngang hàng với các anh chị họ tôi. Song bố mẹ tôi vẫn muốn tách biệt quyền thừa kế mà ông nội để lại. Vậy nên tôi xin phép được nhờ sự tư vấn của luật sư, lý giải của tôi về quyền thừa kế có chính xác chưa ạ? Và tôi cần phải làm những thủ tục gì để phân chia rõ ràng tài sản mà ông nội để lại, tránh tranh chấp sau khi bố mẹ và bác tôi mất đi. 

Trước tiên bạn cung cấp cho tôi các tài liệu, chứng cứ và những thông tin như sau:

1./. Ông nội bạn mất năm nào? Bà nội của bạn còn sống hay đã mất?

Về nguyên tắc khi ông nội bạn mất thì bác trai và bố bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế ông nội bạn mất để lại. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy chiếu theo quy định viện dẫn trên khi ông nội bạn mất thì phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế phần tài sản không nội bạn để lại.

Trình tự khai nhận di sản thừa kế

Trước tiên: Bạn chuẩn bị hồ sơ ra Văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thưa kế gồm có;

- Giấy chứng tử;

- Giấy khai sinh của các con;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác;

- Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;

- Sơ yếu lý lịch (tùy từng trường hợp);

Sau đó Văn phòng công chứng sẽ soạn thỏa cho bạn Thông báo niêm yết việc khai nhận Di sản thừa kế bạn đi niêm yếu tại xã phường. Sau khi có xác nhận của xã phường về việc niêm yết trên bạn tiến hành thủ tục lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế!

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào