Muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải làm thế nào?

Xin chào luật sư Luật sư cho em hỏi. Chị em và chồng chị ấy đã li hôn với nhau rồi. nhưng trước khi li hôn nhà chồng họ đòi phải nhường quyền nuôi con cho họ lúc đó cháu mới có 3 tuổi, thì họ mới cho li hôn lên chị em đã chấp thuận. Nhưng khi mỗi lần chị em và gia đình em muốn để thăm cháu lại gặp rất khó khăn vì họ muốn đưa tiền cho họ thì họ mới cho mình đến thăm cháu và đón cháu về nhà chơi, còn khi mà đến không có tiền đưa cho họ thì họ đuổi họ chui và họ sai người ra đánh. Nay cháu đã 7 tuổi rồi mà bố cháu thì không có nhà và bố cháu cũng có vợ khác rồi. Nên gia đình em muốn đón cháu về nuôi bò cháu cũng đồng ý cho chị em và gia đình em đón cháu về nuôi. Nhưng ngặt nỗi bố mẹ chồng chị ấy không đồng ý cho chị em và gia đình em đến đón cháu về nuôi vì từ nhỏ cháu sống với ông bà nội. Gia đình em không muốn mỗi khi đi đến thăm cháu hay đón cháu về chơi lại phải đưa tiền cho ông bà nội để rồi họ mới đồng ý cho mình đón và thăm cháu và mỗi khi cháu đi học hay cháu bị làm sao họ lại goi điện đòi gia đinh em phải gửi tiền cho họ. Em không muốn nhìn thấy cháu mình làm công cụ kiếm tiền của ông bà nội cháu. Cho em hỏi gia đình em giờ muốn nuôi cháu thì cần phải làm gì thì có thể đón cháu về nuôi được vì cháu năm nay dã 7 rưỡi rồi.

Chị bạn cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ về những thông tin ở trên để làm căn cứ yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. Nếu gia đình nhà chồng chị bạn còn hành xử như vậy thì chị bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của luật hôn nhân và gia đình:

"Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.".

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào