Hoàn trả vốn góp cho cổ đông và mua lại cổ phần của cổ đông ở công ty cổ phần.

Chào Luật sư! Luật sư cho em xin hỏi: Việc "hoàn trả vốn góp cho cổ đông" và việc "mua lại cổ phần của cổ đông" có giống nhau không? Nếu giống nhau, thì tại sao ở điểm a khoản 5 điều 111 và khoản 3 điều 130 trong Luật DN 2014 lại không liên quan nhau? Nếu khác nhau, thì DN có được quyền mua lại cổ phần của cổ đông nếu chưa hoạt động quá 2 năm không?

 1. Việc hoàn trả vốn góp của cổ đông khác với việc mua lại phần vốn góp của cổ đông 

Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông,công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

Điều 130 Luật Doanh nghiệp quy định:

Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty có thể mua lại cổ phần của cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty.

Qua hai điều luật dễ dàng nhận thấy việc hoàn trả lại vốn góp khác với việc mua lại chính ở giá trị thanh toán, đối với việc hoàn trả, công ty trả lại cho cổ đông số tiền bằng mệnh giá cổ phần góp vào công ty, còn việc mua lại cổ phần, giá trị thanh toán sẽ không đương nhiên bằng mệnh giá cổ phần mà phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp (ấn định mức giá mua lại) hoặc định giá (bởi bên thứ ba) trước khi mua lại.

2. Về điều kiện thực hiện 

Luật Doanh nghiệp chỉ quy định điều kiện về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp hoàn trả lại vốn góp cho cổ đông (áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động liên tục hơn 2 năm), còn trường hợp mua lại cổ phần của cổ đông thì không có hạn chế này.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua lại cổ phần

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào