Lập luận như thế nào để bảo vệ phần đất là đường đi chung?

Tôi là Nguyễn Thế Hội hiện tại tôi đang ở 86 Lâm Đình Trúc, TP.Phan Thiết Bình Thuận. tôi có một vấn đề xin Anh tư vấn giúp.       Ngày trước tôi có bán một mảnh đất diện tích 480m2 cho vợ chồng bà Lưới, vì phía sau tôi còn rất nhiều đất (hiện tại đã có ba hộ ở trên diện tích đó) tôi muốn chừa diện tích đường chiều rộng là 3m chiều dài là 21m để đi ra đường quốc lộ. Vì thời gian đó đất nông nghiệp nên tôi không thể tách phần diện tích đường đi ra khỏi sổ đỏ được nên yêu cầu Chồng bà lưới viết một giấy tay phải chừa đường đi cho các hộ phía sau và khi sang sổ đỏ phải yêu cầu chú thích vào sổ đỏ phần đường đi. Ông chồng bà Lưới đã viết giấy nội dung là chừa diện tích đất cho phần đường đi và khi tính tiền tôi cũng không tính phần đường đi. Tuy nhiên Ông chồng bà Lưới lấy sổ đỏ của tôi lên thị trấn và tự giao dịch sang sổ, cán bộ địa chính làm tất cả mà tôi cũng không ký bất cứ một giao dịch nào cũng không biết trên sổ đỏ có ghi chú là diện tích đất phần đường đi hay không? Sau này Ông chồng bà Lưới mất thì có làm sổ đỏ sang tên cho bà Lưới đứng tên(lúc giao dịch với tôi là Ông chồng bà Lưới đứng tên sổ đỏ). Bây giờ con của vợ chồng bà Lưới lại kiện tôi và bịt phần đường đi trên không cho các hộ phía sau đi. Con vợ chồng bà Lưới lập luận rằng, đất đường đi là nằm trong phần sổ đỏ của họ, và không biết giấy viết tay của Cha họ là ở đâu ra? Hiện tại tôi vẫn giữ giấy viết tay và tòa đang chuẩn bị xử. Cho tôi xin hỏi tôi làm như vậy có đúng không và khi tòa xử thì tôi nên lập luận như thế nào để bảo vệ phần đường đi cho các hộ phía sau.
Chào bạn, nội dung sự việc của bạn, tôi tư vấn như sau:
Đối với tranh chấp của bạn với con của vợ chồng bà Lưới là tranh chấp về lối đi chung. Được quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005:
 Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

 

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

 

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

 

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, các bên có thể thỏa thuận để thống nhất hướng giải quyết hợp lý. Về nguyên tắc đất gia đình bạn ở phía  đường đi ra quốc lộ. Vì thế bạn phải nhường cho lối đi cho các bất động sản liền kề phía sau. Đổi lại các hộ gia đình phía sau sẽ phải thanh toán cho gia đình bạn về tiền đối với diện tích bị mất. Nếu bạn có giấy tờ liên quan đến thỏa thuận lối đi chung giữa gia đình bạn với ông bà Lưới đã mất thì bạn nên cung cấp cho Tòa án để làm căn cứ. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào