Giấy thỏa thuận chia tài sản viết tay có hiệu lực không?
Điều 662 BLDS quy định về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc như sau:
"1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ".
Như vậy, theo quy định tại Điều 662 BLDS thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên trong trường hợp của mẹ bạn thì di chúc đã được công chứng nên việc sửa đổi bổ sung di chúc phải tuân thủ Điều 44 của Luật công chứng, cụ thể như sau:
"Điều 44. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.
2. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật này. ".
Tuy nhiên vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau do có sự mâu thuẫn của pháp luật cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 667 BLDS: Nếu một người để lại nhiều bản di chúc thì bản sau cùng sẽ có hiệu lực pháp luật. Do vậy nếu mẹ bạn không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng di chúc (không bị nhược điểm về thể chất, tinh thần) thì có thể lập bản di chúc viết tay sau thời điểm lập di chúc công chứng. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 667 BLDS thì di chúc viết tay sẽ có hiệu lực (do được lập sau).
Nhưng theo Điều 44 Luật công chứng thì Di chúc công chứng (lập trước) mới có hiệu lực pháp luật vị chưa bị huỷ bỏ, sửa đổi theo đúng thủ tục.
Do vậy, để chắc chắn giá trị hiệu lực của di chúc thì mẹ bạn nên đến phòng công chứng đó để sửa đổi di chúc theo quy định tại Điều 44 LCC.
Thư Viện Pháp Luật