Mức hưởng BHYT khi bị tai nạn
Trong trường hợp này khi vào viện bạn trình thẻ BHYT kịp thời để được hưởng các chế độ về BHYT có 2 tình huống xảy ra:
1/ Bạn vào viện trong tình trạng cấp cứu và trình thẻ BHYT kịp thời thì bạn được hưởng BHYT theo đúng quy định về đối tượng ghi trên thẻ .
2/ Bạn đi khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và cũng không có giấy chuyển viện khi trình thẻ BHYT thì bạn thực hiện đồng chi trả với mức cao hơn.
Theo quy định của Luật BHYT tại Điều 22 khoản 3 quy định thanh toán BHYT đối với các trường hợp vượt tuyến, trái tuyến:
Trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến, không đúng nơi đăng ký ban đầu quỹ BHYT thanh toán theo quy định như sau:
- Bệnh viện tuyến Trung ương thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú;
- Bệnh viện tuyến Tỉnh thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú;
- Bệnh viện tuyến Huyện thanh toán 70% chi phí điều trị nội trú, ngoại trú;
Như vậy các trường hợp khám ngoại trú trái tuyến tại trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám tư nhân không được BHYT chi trả.
Ví dụ:
+Bạn thuộc đối tượng đồng chi trả 20% : (100% -20%) = 80% mức được hưởng BHYT
+Bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến mức được hưởng BHYT : = (80% * 40%)
Bạn thuộc đối tượng đồng chi trả 20% : (100% -20%) = 80% mức được hưởng BHYT
+Bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến mức được hưởng BHYT : = (80% * 40%)
Thư Viện Pháp Luật